Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý ở trường THPT

Một phần của tài liệu Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trường trung học phổ thông quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 34 - 36)

- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục.

Chủ trương phát triển CNTT từ nay đến năm 2020 của toàn Đảng, toàn dân mà nòng cốt là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, cần đặc biệt tập trung vào các nhiệm vụ sau: “Nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng đội ngũ nhà giáo.... Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hoá, tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự tu dưỡng, tự tạo việc làm, tăng cường giáo dục hướng nghiệp…”. Để có thể thực hiện được các nhiệm vụ trên, ngày 10/02/2007 Bộ GD&ĐT đã có công văn số 12966/ BGD&ĐT - CNTT về hướng dẫn và yêu cầu các Sở GD&ĐT, các trường Cao đẳng, Đại học đẩy mạnh triển khai một số hoạt động về CNTT và lấy năm học 2008 - 2009 là “năm Công nghệ thông tin”.

- Nhận thức và trình độ tin học của CBQL

CBQL phải nhận thức tầm quan trọng sống còn trong việc đổi mới công cụ quản lý, từ nhận thức sẽ quyết tâm thực hiện ứng dụng CNTT và đặc biệt là sự học hỏi nâng cao trình độ tin học, đủ khả năng vận hành và ứng dụng CNTT trong công tác quản lý

- Trình độ tin học của đội ngũ Giáo viên, nhân viên văn phòng

Đây là lực lượng nòng cốt xử lý các sự vụ hàng ngày. Đội ngũ này sử dụng thành thạo vi tính mới có thể triển khai các ứng dụng CNTT được.

- Cơ sở hạ tầng về CNTT phải đảm bảo để triển khai hệ thống CNTT trong nhà trường.

- Tính pháp lý công nhận các kết quả xử lý của ứng dụng CNTT, phụ thuộc vào an ninh mạng và pháp luật qui định.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trường trung học phổ thông quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 34 - 36)