- Thiết kế và lắp đặt hệ thống mạng cục bộ (LAN) để cài đặt và triển khai các ứng dụng của hệ thống phần mềm V.EMIS tại các phòng ban Hệ
3.2.5. Triển khai và khai thác triệt để các ứng dụng CNTT trong các bộ phận
các bộ phận
3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa
- Các bộ phận phòng ban cần phải quán triệt chủ trương chung của nhà trường là đưa CNTT vào các hoạt động của nhà trường. Vì thế các thành viên ở các phòng ban phải đồng bộ quyết tâm thực hiện.
3.2.5.2. Nội dung
- Triển khai cài đặt các phân hệ hệ thống phần mềm phù hợp với công việc ở từng phòng ban.
- Dữ liệu luân chuyển giữa các phòng ban liên thông và đồng nhất. Tránh tình trạng dữ liệu không được cập nhật kịp thời do ách tắc ở một bộ phận nào đó.
3.2.5.3. Tổ chức thực hiện
- Mời chuyên gia khảo sát và lắp đặt các hệ thống.
- Giao bộ phận chuyên môn giám sát công việc khảo sát và lắp đặt, báo cáo kịp thời cho Ban lãnh đạo nhà trường.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
- Luồng dữ liệu phải bảo đảm
• Học sinh nhập học -> Học vụ -> Hồ sơ học sinh (V.EMIS và SMAS) -> Server.
• Giáo viên, nhân viên mới về trường -> CBQL nhân sự (BGH) -> Hồ sơ quản lý nhân sự (V.EMIS) -> server
• Tài sản, trang thiết bị mới nhập về -> CBQL cơ sở vật chất -> Hồ sơ quản lý thiết bị (V.EMIS) -> server.
- Nhân sự ở mỗi phòng ban phải có đủ khả năng tin học, được tập huấn đầy đủ về sử dụng phân hệ phần mềm của hệ thống được cài đặt cho phòng ban để phục vụ cho công việc mà phòng ban đảm trách. Chẳng hạn, phó hiệu
trưởng phụ trách chuyên môn phải biết sử dụng phân hệ quản lý giảng dạy trong hệ thống V.EMIS, phân hệ quản lý thi trong hệ thống SMAS; nhân viên học vụ phải biết sử dụng phân hệ quản lý học sinh trong hệ thống V.EMIS; nhân viên kế toán phải biết sử dụng phần mềm kế toán…
- Từng bộ phận bảo đảm được phân cấp, phân quyền đúng, đủ. Hoạt động đồng bộ không ách tắc ở một bộ phận nào.