Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trường trung học phổ thông quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 69 - 76)

- Thiết kế và lắp đặt hệ thống mạng cục bộ (LAN) để cài đặt và triển khai các ứng dụng của hệ thống phần mềm V.EMIS tại các phòng ban Hệ

3.2.8. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

xuất

- Để đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đưa ra, tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của các CBQL gồm HT, PHT, tổ trưởng chuyên môn, GV, NV các trường THPT trên địa bàn quận Thủ Đức với số phiếu phát ra là 120 và đã thu về được 100 phiếu trả lời của 04 hiệu trưởng, 09 phó hiệu trưởng, 52 tổ trưởng chuyên môn và 35 GV và NV bằng phiếu hỏi (câu hỏi 1->7, phụ lục 04). Kết quả khảo sát như ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp TT Các giải pháp Mức độ cần thiết Trung bình Xếp thứ Rất cần (4đ) Cần thiết (3đ) Bình thường (2đ) Khôn g cần (1đ) 1 Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ CBQL, GV về nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

88 10 2 0 3,86 1

2 Xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT

đủ điều kiện triển khai CNTT 86 10 4 0 3,82 2 3 Đào tạo và phát triển đội ngũ sử

dụng CNTT, đặc biệt là CBQL 80 10 10 0 3,7 4

4

Chọn và cài đặt một số hệ thống phần mềm tiên tiến nhất trong lĩnh vực quản lý nhà trường hiện nay (VEMIS, SMAS, quản lý cán bộ công chức của Sở Nội vụ)

80 16 4 0 3,76 3

5

Triển khai và khai thác triệt để các ứng dụng CNTT ở các bộ phận

66 24 10 0 3,56 7

6

Đồng bộ hóa dữ liệu và phân quyền truy cập dữ liệu thông qua mô hình dữ liệu tập trung

70 20 10 0 3,6 6

7 Tăng cường làm việc thông

qua mạng Internet. 74 16 10 0 3,64 5

- Để đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đưa ra, tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của các CBQL gồm HT, PHT, tổ trưởng chuyên môn, GV, NV các trường THPT trên địa bàn quận Thủ Đức với số phiếu

phát ra là 120 và đã thu về được 100 phiếu trả lời của 04 hiệu trưởng, 09 phó hiệu trưởng, 52 tổ trưởng chuyên môn và 35 GV và NV bằng phiếu hỏi (câu hỏi 1->7, phụ lục 05). Kết quả khảo sát như ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp

TT Biện pháp Mức độ khả thi Trung bình Xếp thứ Rất khả thi (4đ) Khả thi (3đ) Khó khả thi (2đ) Không khả thi (1đ) 1 Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ CBQL, GV về nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

76 16 8 0 3,68 2

2 Xây dựng cơ sở hạ tầng CNTTđủ điều kiện triển khai CNTT 68 26 6 0 3,62 4

3 Đào tạo và phát triển đội ngũ sửdụng CNTT, đặc biệt là CBQL 72 20 8 0 3,64 3

4

Chọn và cài đặt một số hệ thống phần mềm tiên tiến nhất trong lĩnh vực quản lý nhà trường hiện nay (VEMIS, SMAS, quản lý cán bộ công chức của Sở Nội vụ)

78 18 4 0 3,74 1

5

Triển khai và khai thác triệt để các ứng dụng CNTT ở các bộ phận

60 30 10 0 3,5 7

6 Đồng bộ hóa dữ liệu và phân quyền truy cập dữ liệu thông qua mô hình dữ liệu tập trung

70 14 16 0 3,54 6

7 Tăng cường làm việc thông qua

mạng Internet. 70 18 12 0 3,58 5

Qua 100 phiếu trưng cầu lấy ý kiến của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, GV, NV các trường THPT quận Thủ Đức về mức độ

cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp mà chúng tôi đưa ra, chúng tôi thu được kết quả:

- 92,8% ý kiến cho rằng các biện pháp đưa ra là cần thiết (trong đó 544 ý kiến cho rằng rất cần thiết chiếm 77,71%).

- 90,8 % ý kiến cho rằng các biện pháp đưa ra là khả thi (trong đó 494 ý kiến cho rằng rất khả thi chiếm 70,57%).

- Biện pháp thứ 1: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ CBQL, GV về nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Đa số các các ý kiến cho là rất cần thiết (xếp thứ 1) và mức độ khả thi cao (xếp thứ 2). Qua nghiên cứu, phỏng vấn các cán bộ quản lý, giáo viên và qua theo dõi chúng tôi nhận thấy trong các năm qua việc quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò và lợi ích của CNTT trong các trường THPT nói riêng và trong ngành GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh nói chung diễn ra rất tốt được thống nhất từ Sở GD&ĐT đến các trường học, đặc biệt chúng tôi thấy biện pháp này sẽ rất khả thi bởi Bộ, GD&ĐT đã lấy năm học 2008-2009 là năm “Công nghệ thông tin”, đó là nền tảng cho việc triển khai biện pháp. Năm học 2010 - 2011 và năm học 2011 - 2012 Sở GD & ĐT đã chọn chủ đề năm học “ Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”. Trong các văn bản của Bộ GD&ĐT thì đều nhấn mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học là nhiệm vụ trọng tâm.

- Biện pháp thứ 2: Xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT đủ điều kiện triển khai CNTT. Mức độ cần thiết xếp thứ 2, mức độ khả thi xếp thứ 4. Như vậy việc các trường phải lập kế hoạch để xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT là rất cần thiết, vì đó là điều kiện cần để triển khai ứng dụng CNTT. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT mức độ khả thi cần xem lại về cơ chế, chính sách đầu tư giáo dục. Trước mắt, nguồn kinh phí sẽ do sự năng động của từng trường để có những cách giải quyết vấn đề khác nhau.

- Biện pháp thứ 3: Đào tạo và phát triển đội ngũ sử dụng CNTT, đặc biệt là CBQL. Qua khảo sát, mức độ cần thiết xếp 4, chúng tôi thấy biện pháp này cần thiết thậm chí rất cần thiết, vì có hoàn thiện điều kiện cơ sở vật chất, hệ thống đã được cài đặt nhưng không có người vận hành khai thác thì điều này đồng nghĩa với thất bại trong đề án ứng dụng CNTT và gây lãng phí rất lớn. Mức độ khả thi cao, xếp thứ 3, vì hiện nay CNTT không còn xa lạ với mọi người; đội ngũ giáo viên là tầng lớp trí thức có khả năng tự học rất tốt; đội ngũ nhân viên ngày càng được trẻ hóa đã được học tin học từ nhỏ nên khi đi làm đa số đã sẵn sàng đáp ứng về yêu cầu sử dụng máy tính và kiến thức tin học đủ để ứng dụng CNTT trong lĩnh vực đảm trách. Ngoài ra công tác đào tạo bồi dưỡng triển khai ở những người trẻ luôn luôn thuận lợi.

- Biện pháp thứ 4: Chọn và cài đặt một số hệ thống phần mềm tiên tiến nhất trong lĩnh vực quản lý nhà trường hiện nay (VEMIS, SMAS, quản lý cán bộ công chức của Sở Nội vụ). Các ý kiến thu được cũng cho rất cần thiết (xếp thứ 3) và khả thi cao (xếp thứ 1). Chúng tôi thấy được việc lựa chọn các phần mềm phù hợp là không khó để thực hiện, nhất là hiện nay đã có các phần mềm phổ biến rộng rãi từ cấp Bộ như VEMIS hoặc phần mềm phổ biến trong toàn ngành như SMAS. Vấn đề là xây dựng được cơ sở hạ tầng để cài đặt các hệ thống này.

- Biện pháp thứ 5: Triển khai và khai thác triệt để các ứng dụng CNTT ở các bộ phận. Qua khảo sát tính cần thiết và khả thi đều có kết quả xếp thứ 7. Biện pháp này chỉ khả thi khi nhân sự ở mỗi phòng ban phải có đủ khả năng tin học, được tập huấn đầy đủ về sử dụng phân hệ phần mềm của hệ thống được cài đặt cho phòng ban để phục vụ cho công việc mà phòng ban đảm trách.

- Biện pháp thứ 6: Đồng bộ hóa dữ liệu và phân quyền truy cập dữ liệu thông qua mô hình dữ liệu tập trung, tính cần thiết và khả thi theo khảo sát

đều có kết quả xếp thứ 6. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng, trách nhiệm của người được phân công làm nhiệm vụ admin của hệ thống và quan trọng nhất là dữ liệu ở mỗi phòng ban phải được cập nhật đầy đủ, chính xác.

- Biện pháp thứ 7: Tăng cường làm việc thông qua mạng Internet. Qua khảo sát tính cần thiết và khả thi đều có kết quả xếp thứ 5. Chứng tỏ sự quan tâm và nhu cầu làm việc mọi lúc mọi nơi của mọi người. Hễ ở đâu “có máy vi tính, có intenert” là làm việc được. Thực sự, ngày nay internet không còn xa lạ vối mọi người; cùng với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ đường truyền internet như ADSL, cáp quang, 3G… đã giải quyết rất tốt vấn đề kết nối internet; mặt khác công nghệ phần mềm ngày nay cũng chuyển hướng sang lập trình web, truy xuất online. Vì vậy tính khả thi của biện pháp thứ 7 là rất cao.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Những biện pháp quản lý mà chúng tôi đề xuất ở trên được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu nội dung và đặc điểm hoạt động ứng dụng CNTT trong QLGD với điều kiện hiện nay; nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác QLGD nói chung, quản lý việc ứng dụng CNTT vào các trường THPT nói riêng và việc vận dụng trong điều kiện thực tiễn của quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Quá trình đề xuất đã đảm bảo tính pháp lý, tính đồng bộ, tính hiệu quả và tính thực tiễn của các biện pháp. Việc khảo nghiệm cho thấy tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Các biện pháp được đề xuất khi triển khai áp dụng một mặt phải được triển khai một cách kịp thời, đồng bộ, thường xuyên trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ mỗi giai đoạn, mỗi năm học.

Cần tập trung nguồn lực để thực hiện các giải pháp then chốt:

- 3.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT đủe điều kiện triển khai CNTT - 3.2.3. Đào tạo và phát triển đội ngũ sử dụng CNTT, đặc biệt là CBQL.

- 3.2.4. Chọn và vài đặt một số hệ thống phần mềm tiến tiến nhất trong lĩnh vực quản lý nhà trường.

Tuy vậy, các biện pháp đề xuất mới chỉ được khẳng định qua khảo nghiệm nên được triển khai áp dụng cần thực hiện linh hoạt, sáng tạo và có những điều chỉnh thích hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quản lý. Ngoài ra cần phải chú ý rằng CNTT là công cụ hỗ trợ đắc lực nhưng vẫn phụ thuộc và không thể thay thế con người. Mặt khác, các yếu tố rủi ro, sự cố ngoài ý muốn, vô tình hoặc cố tình cũng phải được chú trọng, để việc ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trường trung học phổ thông quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w