Để có những đánh giá khách quan về nhận thức của CBQL đối với việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý cũng như giảng dạy và học tập ở trường THPT, tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của các CBQL gồm HT, PHT, tổ trưởng chuyên môn các trường THPT trên địa bàn quận Thủ Đức bằng cách dùng bảng câu hỏi khảo sát, với số phiếu phát ra là 80 và đã thu về được 65 phiếu trả lời của 04 hiệu trưởng, 09 phó hiệu trưởng và 52 tổ trưởng chuyên môn bằng phiếu hỏi (câu hỏi 1->10, phụ lục 01). Kết quả khảo sát như ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Ý kiến đánh giá về nhận thức của CBQL đối với việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, giảng dạy và học tập ở các trường THPT
TT Nội dung Mức độ đồng ý
1 CNTT là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong
công tác quản lý của người CBQL 69% 31% 2 CNTT còn là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho
mọi hoạt động khác của người CBQL. 62% 38% 3 Công tác QL của nhà trường ngày nay không
thể thiếu sự hỗ trợ của CNTT 85% 15% 4 Trường có sử dụng nhiều phần mềm ứng
dụng CNTT trong công tác quản lý 15% 85% 5 Muốn ứng dụng CNTT phải có đầy đủ trang
thiết bị CNTT 23% 54% 23%
6
Trường có kế hoạch để bảo đảm đầy đủ các trang thiết bị cho ứng dụng CNTT trong công tác quản lý
52% 30% 18%
7
Trường có kế hoạch để bảo đảm đầy đủ các trang thiết bị cho ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy và học tập
52% 30% 18%
8 CNTT cần thiết cho hoạt động giảng dạy của
giáo viên 47% 38% 15%
9 CNTT cần thiết cho hoạt động nghiên cứu
của giáo viên 38% 47% 15%
10 CNTT cần thiết cho mọi hoạt động học tập
của học sinh. 38% 31% 31%
Qua bảng số liệu 2.2, cho thấy đa số CBQL ở các trường đều nhận thức tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà trường, các trường bước đầu đều đã có sử dụng các phần mềm, tuy nhiên việc đảm
bảo trang thiết bị đảm bảo ứng dụng CNTT chưa cao. Điều này cũng là tất yếu, vì hiện nay nguồn kinh phí của các trường còn hạn chế nên chưa thể đầu tư nhiều máy móc thiết bị được.