Xây dựng định mức chi

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh vĩnh long (Trang 26 - 29)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.4.1Xây dựng định mức chi

Trong quản lý các khoản chi thường xuyên cho NSNN, nhất thiết cần phải có định mức cho từng nhóm mục chi hay cho mỗi đối tượng cụ thể. Nhờ đó cơ quan Tài chính mới có căn cứ để lập các phương án phân bổ ngân sách, kiểm tra, giám sát quá trình chấp hành, thẩm tra phê duyệt quyết toán kinh phí của các đơn vị thụ hưởng. Đồng thời, dựa vào định mức chi mới có căn cứ pháp lý để triển khai các công việc cụ

17

thể của quá trình quản lý, sử dụng kinh phí thuộc NSNN tại đơn vị của mình theo đúng chế độ. Định mức chi phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Các định mức chi phải có tính thực tiễn cao. Tức là nó phải phản ảnh mức độ phù hợp của các định mức với nhu cầu kinh phí cho các hoạt động. Chỉ có như vậy định mức chi mới trở thành chuẩn mực cho cả quá trình quản lý kinh phí chi thường xuyên.

- Định mức chi phải đảm bảo thống nhất đối với từng khoản chi - Định mức chi phải đảm bảo tính pháp lý và tính khoa học cao

Thông thường định mức chi thể hiện dưới dạng sau:

- Định mức chi tiết theo từng mục chi của Mục lục ngân sách:

+ Dựa trên cơ cấu chi cho mỗi đơn vị, sẽ tiến hành xây dựng định mức chi cho từng mục chi như: Chi công tác phí, hội nghị, chi lương, học bổng...

+ Định mức sử dụng sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để các đơn vị sử dụng ngânsách quản lý, điều hành kinh phí trong phạm vi của đơn vị mình. Đồng thời nó cũng là một trong những căn cứ quan trọng để cơ quan chủ quản cấp trên, cơ quan tài chính, KBNN, cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước thực hiện các phần việc liên quan đến xét duyệt, thẩm định, hay kiểm tra chấp thuận tính hợp lệ, hợp lý của số kinh phí mà các đơn vị dự toán đã sử dụng. Bởi vậy, các định mức sử dụng này phải được thể chế hóa một cách rõ ràng, cụ thể và xác nhận thời gian có hiệu lực chung. Vì thế, các định mức sử dụng thuộc chi thường xuyên của NSNN nhất thiết phải đạt được tính ổn định tương đối theo thời gian. Trong điều kiện hiện nay, các định mức chi thường xuyên đã có những thay đổi đáng kể, làm phân hóa các định mức sử dụng thành hai loại: định mức bắt buộc chung và định mức không bắt buộc chung.

- Định mức chi tổng hợp: Là loại định mức dùng để xác định nhu cầu chi từ

NSNN cho mỗi loại hình đơn vịthụ hưởng.

+ Định mức chi tổng hợp thường được sử dụng nhiều nhất trong quá trình lập dự toán NSNN, nhằm xây dựng được dự toán ngân sách sơ bộ để giao số kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán kinh phí.

18

+ Định mức chi tổng hợp cũng có thể dùng để ấn định chính thức mức chi mà mỗi đối tượng được phép áp dụng khi xây dựng dự toán ngân sách cho kỳ kế hoạch. Chính vì thế, người ta gọi những định mức này là định mức phân bổ. Định mức phân bổ được dùng nhiều nhất trong quan hệ giữa các cấp ngân sách với nhau trong quá trình lập dự toán.

Từ sự phân tích trên cho thấy, trong quản lý chi NSNN cho GD&ĐT không những phải xây dựng được hệ thống định mức, chế độ chi tiêu một cách đầy đủ, có cơ sở khoa học, quá trình quản lý phải tuân thủ triệt để hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu đó mà còn phải đánh giá, phân tích tình hình thực tế chi theo định mức nhằm xem xét tính phù hợp của hệ thống định mức hiện hành.

Hiện tại giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương ở nước ta đang sử dụng các định mức phân bổ ngân sách cho nhu cầu chi thường xuyên dựa trên tiêu chí dân số bình quân kỳ kế hoạch.Tuy nhiên cũng có ngành, lĩnh vực có những đặc thù thì phải xác định lại đối tượng tính định mức sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý. Đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo thì tiêu chí phân bổ kinh phí cho các trường dự kiến năm kế hoạch chủ yếu là số học sinh, sinh viên bình quân dự kiến có mặt trong năm kế hoạch. Việc xác định số học sinh, sinh viên bình quân trong năm kế hoạch dựa vào phương pháp tính toán như sau:

Số học sinh, sinh viên năm kế hoạch: + Đối với các trường phổ thông:

Trong đó, số học sinh có mặt đầu năm KH được tính bằng số HS hiện có đến cuối năm báo cáo; còn số HS có mặt từ tháng 9 sẽ tính như sau:

+ Đối với các cơ sở đào tạo:

SốHS có mặt đầu năm KH Số HS bình quân dự kiến có mặt năm KH x 5 SốHS dự kiến có mặt từ tháng 9 x 4 + = 9 SốHS Số HS có Số HS dự kiến Số HS dự kiến kiến có mặt = mặt đầu – ra trường trong + tuyển vào trường

19

Trong đó, số SV có mặt đầu năm được tính bằng số SV hiện có mặt đến cuối năm báo cáo; còn số SV dự kiến tăng (hoặc giảm) bình quân sẽ tính như sau:

Trong điều kiện triển khai thực hiện cơ chế trao quyền tự chủ một phần kinh phí hoạt động thường xuyên cho các đơn vị như hiện nay, thì ngoài các định mức sử dụng do cơ quan tài chính xây dựng còn có các định mức sử dụng do các đơn vị đã được trao quyền tự chủ tự xây dựng theo Quy chế chi tiêu nội bộ mà nhà nước đã cho phép.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh vĩnh long (Trang 26 - 29)