7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.3.2.2 Công tác lập và phân bổ dự toán chi
Công việc đầu tiên trong chu trình quản lý chi NSNN là lậpdự toán ngân sách, đó là việc lập kế hoạch các khoản chi của ngân sách trong một năm ngân sách. Nó cung cấp thông tin cần thiết cho việc điều hành ngân sách chung của tỉnh, hoạch định các chính sách tài chính ngắn và dài hạn, đồng thời tạo cơ sở cho việc đề xuất, điều chỉnh các chính sách chế độ tài chính hiện hành.
Xây dựng dự toán chi tài chính của GD&ĐT phải dựa trên kế hoạch phát triển GD&ĐTtheo chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đối với sự nghiệp GD&ĐTtỉnh nhà.
Căn cứ vào tình hình thực tế của từng cấp, từng trường; căn cứ vào nhu cầu về ngân sách của từng đơn vị GD&ĐT; căn cứ vào định mức chi, quy chế chi tiêu, dự toán các năm trước đó… để các trường lập dự toán theo Mục lục ngân sách gửi các cơ quan tài chính quản lý trực tiếp.
Quá trình lập dự toán ngân sách được thực hiện như sau:
- Tháng 10 hàng năm, Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Long sẽ hướng dẫn Sở GD&ĐT, phòng Tài chính các huyện và phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố lập kế hoạch chi cho đơn vị mình. Các trường có trách nhiệm lập dự toán chi của đơn vị và gửi lên cơ quan tài chính cấp trên. Tại đây phòng Tài chính của Sở Giáo dục, phòng Tài chính các huyện sẽ tổng hợp và gửi lên Ban Giám đốc Sở GD&ĐT, UBND các huyện để trình HĐND huyện phê duyệt, đồng thời gửi về Sở Tài chính tỉnh. Đối với các trường thuộc khối giáo dục trung học phổ thôngdo Sở GD&ĐT quản lý thì gửi dự toán về Sở GD&ĐTtổng hợp gửi Sở Tài chính.
- Sở Tài chính tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Sở GD&ĐT, Sở Kế hoạch đầu tư xem xét dự toán và trình UBND tỉnh thông qua.
- Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu các chương trình mục tiêu Nhà nước giao, các Sở ngành có liên quan tiến hành lập dự toán chi đến từng đơn vị và trình HĐND tỉnh xem xét, phê duyệt tại các kỳ họp.
- Căn cứ vào dự toán chi ngân sách đã được HĐND tỉnh thông qua và Quyết định phân bổ dự toán của UBND tỉnh, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các Sở, ngành để
53
thống nhất về nguyên tắc, phương pháp phân bổ dự toán chi tiết cho các đơn vị thuộc ngành và các huyện theo mục lục ngân sách cho các đơn vị, huyện, ngành để các đơn vị tiến hành lập dự toán chi tiết theo nhiệm vụ chi và mục lục ngân sách đến từng cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách.
Dự toán chi ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐTđược phân bổ cụ thể như sau: - Chi đầu tư XDCB: phân bổ theo tiến độ của từng dự án.
- Chi thường xuyên: giao cho các đơn vị giáo dục phân bổ theo bốn nhóm: chi thanh toán cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi quản lý hành chính, chi mua sắm sửa chữa và các loại khác.
Trước khi ra quyết định phê duyệt dự toán, Sở Tài chính cụ thể là các phòng Tài chính-Hành chính sự nghiệp cùng với các đơn vị chủ quản, đơn vị thụ hưởng NSNN tiến hành thảo luận dự toán đó. Thảo luận dự toán với Sở GD&ĐTđối với Văn phòng Sở, khối trung học phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên và trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Vĩnh Long; Thảo luận dự toán với các Sở chủ quản đối với khối đào tạo như thảo luận dự toán với Sở Y tế đối với trung học Y tế tỉnh Vĩnh Long;Thảo luận dự toán với Sở Lao động Thương binh và Xã hội với trường trung cấp Nghềtỉnh. Thảo luận dự toán trực tiếp với 02 trường Cao đẳng trực thuộc UBND tỉnh quản lý như Cao đẳng Kinh tế-Tài chính tỉnh Vĩnh Long, Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Vĩnh Long.
Đối với các trường thuộc phạm vi quản lý của phòng GD&ĐT huyện, trung tâm dạy nghề trực thuộc UBND huyện thì Phòng Quản lý Ngân sách thuộc Sở Tài chính sẽ thảo luận dự toán chi NSNN với phòng Tài chính-Kế hoạch các huyện thông qua UBND huyện là chủ tài khoản.
Bảng 2.11 Cơ cấu dự toán chi NSNN cho GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng dự toán 690.217 748.396 925.407 1.139.942 1.435.562
54
% với tổng dự toán 9,29% 11,78% 12,53% 15,15% 11,11%
Dự toán chi TX 642.217 696.396 865.407 1.072.942 1.369.562 % với tổng dự toán 90,71% 88,22% 87,47% 84,85% 84,89%
Nguồn: Sở Tài chính Vĩnh Long
Trong tổng mức dự toán chi NSNN được giao, giao dự toán chi thường xuyên luôn chiếm tỷ trọng cao so với dự toán chi đầu tư phát triển. Điều này cho thấy chi về con người luôn được đặt lên hàng đầu trong các khoản chi. Dự toán hàng năm, năm sau luôn cao hơn năm trước, điều này chứng tỏ nhu cầu chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục ngày càng được quan tâm. Dự toán chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐT luôn chiếm tỷ trọng cao, chiếm trên 80% so với tổng dự toán chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT. Ngược lại, dự toán chi ngân sách cho XDCB chỉ ở mức khiêm tốn, dao động từ 9% đến dưới 16% trong tổng dự toán chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tỉnh nhà. Năm 2010, dự toán chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT chỉ ở mức 690.217 triệu đồng, trong đó dự toán chi XDCB là 48.000 triệu đồng, dự toán chi thường xuyên là 642.217 triệu đồng. Năm 2011, dự toán chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT là 748.396 triệu đồng, cao hơn dự toán năm 2010 là 58.179 triệu đồng. Trong đó, dự toán chi XDCB là 52.000 triệu đồng, cao hơn dự toán năm 2010 là 4.000 triệu đồng, tăng 8,33%, so với năm 2010. Dự toán chi thường xuyên NSNN cho GD&ĐT năm 2011 là 696.396 triệu đồng, chiếm 88,22% tổng dự toán và tăng 8,4% so với năm 2010.
Năm 2012, do có một số chính sách mới liên quan đến đội ngũ giáo viên, nhà giáo như chính sách về thay đổi mức lương tối thiểu, phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo. Dự toán năm 2012 là 925.407 triệu đồng, tăng 177.011 triệu đồng so với năm 2011 và tăng 235.190 triệu đồng so với năm 2010. Dự toán chi XDCB và chi thường xuyên cũng tăng so với năm 2010,lần lượt là 25%, 34,75%.
Năm 2013, là năm liên tiếp chính sách về lương có sự thay đổi, dự toán NSNN chi cho GD&ĐT tăng từ 925.407 triệu đồng lên 1.139.942 triệu đồng, tăng 18,81% so với năm 2012. Dự toán về chi XDCB và dự toán chi thường xuyên cũng tăng lên theo tổng dự toán được giao.
55
Năm 2014, dự toán chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tiếp tục tăng, từ mức 1.139.942 triệu đồng lên 1.435.562 triệu đồng, tăng 295.620 triệu đồng, tức là tăng 25,93% so với năm 2013. Mặc dù, dự toán chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tăng nhưng chỉ tập trung tăng dự toán chi thường xuyên từ mức dự toán 1.072.942 triệu đồng năm 2013 lên 1.369.562 triệu đồng, dự toán chi XDCB giảm 1.000 triệu đồng, từ mức 67.000 triệu đồng xuống mức 66.000 triệu đồng. Một phần nguyên nhân do tỉnh thực hiện một số chính sách của Chính phủ về thắt chặt đầu tư.
Hình 2.8: Biểu đồ dự toán chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT hàng năm
0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng dự toán
Dự toán XDCB
Dự toán chi TX