Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo trên

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh vĩnh long (Trang 59 - 62)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.3.2 Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo trên

tạo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

2.3.2.1Xây dựng định mức chi

Định mức chi được hiểu là định mức dùng để phân bổ kinh phí NSNN cho từng cấp trong tổng số ngân sách địa phương có được từ việc thực hiện nhiệm vụ được giao, từ số bổ sung từ ngân sách trung ương (nếu có) không thể xem là định mức chi tiêu, bởi định mức chi tiêu đã được quy định,điều chỉnh từ các văn bản pháp quy hiện hành về quản lý tài chính ngân sách.

Định mức là một trong những căn cứ quan trọng để tổ chức tốt công tác quản lý chi ngân sách nhà nuớc. Tuy nhiên đối với GD&ĐT, trong quy trình lập ngân sách, ngoài những định mức chi tiết thường được áp dụng theo hệ thống các định mức chi NSNN áp dụng chung cho lĩnh vực Hành chính sự nghiệp, các định mức đóng vai trò tham khảo chính trong quá trình thảo luận ngân sách như tỷ lệ giáo viên-học sinh, quy mô lớp học.. còn lại các định mức như chi tiêu trên một đầu dân, chi tiêu trên một đầu học sinh chủ yếu mang tính hướng dẫn quá trình phân bổ kinh phí.

Sau nhiều lần ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN, ngày 30/9/2010, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN. Bộ Tài chính đã nhiều lần bổ sung, sửa đổi định mức chi ngân sách GD&ĐT để phù hợp cho từng thời kỳ. HĐND tỉnh Vĩnh Long cũng phê chuẩn định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN địa phương ổn định giai đoạn 2010-2015.

Theo đó, dựa vào định mức phân bổ dự toán này, Sở Tài chính có hướng dẫn định mức chi riêng cho từng ngành, cụ thể:

50

Bảng 2.9 Định mức chi sự nghiệp giáo dục tỉnh Vĩnh Long

Đơn vị tính: đồng/người dân/năm

Phân vùng Định mức địa phương Định mức trung ương

Đô thị 1.241.680 1.241.680

Đồng bằng 1.460.800 1.460.680

Đồng bào dân tộc 1.986.880 1.986.880

Nguồn: Sở Tài chính Vĩnh Long Định mức theo tiêu chí dân số này, được quy định cụ thể như sau:

+ Cấp tỉnh: từ 16 tuổi đến 18 tuổi,

+ Cấp huyện, thành phố: từ 1 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Hình 2.6: Định mức chi NSNN cho giáo dục giai đoạn 2010-2015

0 500000 1000000 1500000 2000000 Định mức chi Đô thị Đồng bằng Đồng bào dân tộc

Trên cơ sở định mức chi nêu trên, nếu tỷ lệ chi giảng dạy và học tập nhỏ hơn 20% so với tổng chi sự nghiệp giáo dục sẽ được bổ sung tối thiểu 20%, đảm bảo tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương tối đa 80%, chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục tối thiểu 20% (chưa kể nguồn thu học phí). Định mức chi này thực chất là cơ cấu chi theo tỷ lệ 80% - 20%.

Định mức chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề:

Áp dụng định mức phân bổ theo tiêu chí dân số, không bao gồm dân số từ 1 tuổi đến 18 tuổi.

51

Theo đó, định mức chi được phân bổ như sau:

Bảng 2.10: Phân bổ định mức chi cho đào tạo và dạy nghề

Đơn vị tính: đồng/người dân/năm

Phân vùng Định mức địa phương Cộng Định mức TW Tỉnh Huyện Đô thị 37.340 16.000 53.340 53.340 Đồng bằng 38.570 20.700 59.270 59.270 Đồng bào dân tộc 52.400 28.200 80.600 80.600

Nguồn: Sở Tài chính Vĩnh Long

Định mức chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề bao gồm các loại hình đào tạo như chính quy, tại chức, đào tạo lại, các loại hình đào tạo theo phân cấp khác, trung tâm học tậpcộng đồng các xã, phường, thị trấn. Chỉ tiêu đào tạo sẽ do UBND cùng cấp đặt hàng hàng năm theo kế hoạch đào tạo.

Hình 2.7: Định mức chi NSNN cho đào tạo giai đoạn 2010-2015

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000

Đô thị Đồng bằng Đồng bào dân tộc

Tổng

Tỉnh Huyện

Định mức chi hàng năm của tỉnh Vĩnh Long cho sự nghiệp GD&ĐT ở các cấp học và ngành đào tạo không cao hơn so với định mức chi của TW, điều này đã tạo ra một sự công bằng trong GD&ĐT của nước nhà.

52

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh vĩnh long (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)