Lập và phân bổ dự toán

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh vĩnh long (Trang 29 - 32)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.4.2 Lập và phân bổ dự toán

Là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý NSNN nói chung và chi ngân sách GD&ĐT nói riêng. Khâu này mang tính định hướng tạo cơ sở nền tảng cho các khâu tiếp theo. Quản lý theo dự toán có nghĩa là cấp, phát và sử dụng vốn ngân sách phải có dự toán. Trước khi cấp phát và sử dụng vốn NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT phải xây dựng dự toán theo đúng quy trình, định mức và được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt, đồng thời việc cấp phát cũng phải dựa trên cơ sở kế hoạch và dự toán đã được duyệt. Đơn vị được nhận nguồn vốn NSNN phải sử dụng nguồn vốn theo các khoản và mục đích đã định trước trong dự toán đã trình lên. Ngoài ra, tuỳ theo tình hình thực tế mà xem xét các khoản chi vượt dự toán nhưng phải phù hợp với chính sách, chế độ quản lý tài chính hiện hành.

SốSV bình Số SV Số SV dự kiến Số SV dự kiến quân dự kiến có mặt tăng bình giảm bình có mặt năm = đầu năm + quân trong - quân trong KH KH năm KH năm KH

Số SV dự kiến tăng Số SV dự kiến Số tháng học bình quân trong nhập trường x trong năm KH năm KH =

12

Số SV dự kiến giảm Số SV dự kiến Số tháng không học bình quân trong ra trường x trongnăm KH năm KH =

20

Căn cứ lập dự toán:

- Dựa vào chủ trương, phương hướng của Đảng và nhà nước về duy trì và phát triển sự nghiệp GD&ĐT trong từng thời kỳ. Dựa vào căn cứ này sẽ giúp cho việc xây dựng dự toán chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT có một cái nhìn tổng quát về những mục tiêu và nhiệm vụ phải hướng tới. Trên cơ sở đó mà xác định các hình thức, phương pháp phân phối nguồn vốn với dự toán chi ngân sách cho các lĩnh vực khác đảm bảo vừa tiết kiệm vừa đạt hiệu quả cao.

- Chỉ tiêu, kế hoạch phát triển sự nghiệp GD&ĐT về các mặt có liên quan trực tiếp đến việc cấp, phát của ngân sách trong kỳkế hoạch. Các chỉ tiêu của kỳ kế hoạch này kết hợp với các định mức chi cho sự nghiệp GD&ĐT sẽ là những yếu tố cơ bản để xác lậpdự toán. Tuy nhiên khi dựa vào căn cứ này để xây dựng dự toán nhất thiết phải thẩm tra, phân tích tính đúng đắn, hiện thực, tính hiệu quả của các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển GD&ĐT để điều chỉnh cho phù hợp.

- Dựa vào khả năng nguồn vốn ngân sách có thể đáp ứng nhu cầu chi cho sự nghiệp GD&ĐT. Muốn dự đoán được khả năng này, phải dựa vào cơ cấu thu NSNN kỳ báo cáo và mức tăng trưởng của các nguồn thu kế hoạch. Nhờ đó, thiết lập mức cân đối tổng quát giữa khả năng nguồn kinh phí và nhu cầu chi ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐT.

- Các chính sách, chế độ, định mức chỉ tiêu sử dụng kinh phí NSNN hiện hành và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ratrong kỳ kế hoạch. Đây sẽ là cơ sở cho việc tính toán và bảo vệ dự toán chi ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐT. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện cho việc chấp hành dự toán không bị rơi vào tình trạng hụt hẫng khi có sự điều chỉnh hoặc thay đổi một số chính sách, chế độ chi nào đó.

- Kết quả, phân tích đánh giá về tình hình sử dụng kinh phí của sự nghiệp GD&ĐTđã thực hiện trong những năm qua.

Quy trình lập và phân bổ dự toán chi:

- Bước 1: Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời gian lập dự toán NSNN; thông báo số kiểm tra dự toán về tổng mức và từng mục chi. Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng, Bộ Tài chính, Ủy

21

ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn việc lập và phân bổ dự toán ngân sách cấp địa phương mình quản lý. Với hệ thống ngân sách địa phương, quy trình giao số kiểm tra còn diễn ra ở nhiều cấp ngân sách và nhiều đơn vị dự toán các cấp cho đến khi nào đơn vị dự toán cơ sở nhận được số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự toán kinh phí thì mới coi là hoàn thành bước 1 này.

- Bước 2: Chi ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐT phải căn cứ vào chỉ tiêu được giao và văn bản hướng dẫn của cấp trên để lập dự toán kinh phí của đơn vị mình gửi cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan tài chính. Cơ quan tài chính xét duyệt tổng thể dự toán chi ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐT vào dự toán chi NSNN nói chung để trình cơ quan chính quyền và cơ quan quyền lực nhà nước xét duyệt. Cụ thể, các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thì phòng Tài chính huyện tổng hợp chung vào chi ngân sách cấp huyện gửi Sở Tài chính. Các trường trực thuộc Sở GD&ĐT, trực thuộc các sở liên quan thì Sở GD&ĐT, sở, ngành liên quan tổng hợp gửi Sở Tài chính.

Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp dự toán kinh phí của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành dự toán chi của NSNN.

Trong quá trình tổng hợp, lập dự toán NSNN, cơ quan Tài chính các cấp có trách nhiệm làm việc với các cơ quan, đơn vị dự toán trực thuộc để điều chỉnh các điểm thấy cần thiết trong dự toán kinh phí mà các đơn vị đã lập. Nếu có ý kiến khác nhau về dự toán giữa Bộ Tài chính và các cơ quan trung ương, UBND các tỉnh, thì Bộ Tài chính trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ những ý kiến còn khác nhau để quyết định theo thẩm quyền. Ở địa phương, nếu có ý kiến khác nhau giữa cơ quan Tài chính và đơn vị dự toán cấp I thuộc cấp hành chính nào, thì cơ quan Tài chính cấp đó phải trình Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp đó quyết định.

- Bước 3: Căn cứ vào dự toán chi đã được cơ quan quyền lực nhà nước thông qua, cơ quan Tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽ đề nghị cơ quan quyền lực nhà nước chính thức phân bổ và giaodự toán cho mỗi ngành, mỗi đơn vị sự nghiệp GD&ĐTthông qua hệ thống KBNN.

Với trình tự các bước như trên, quá trình lập và phân bổ dự toán chi NSNN vừa đảm bảo tính khoa học, vừa đảm bảo tính thực tiễn. Đồng thời nó thể hiện rõ nguyên

22

tắc thống nhất, tập trung và dân chủ trong quản lý NSNN thuộc về phạm vi quản lý của khoản chi này.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh vĩnh long (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)