Tình hình đội ngũ giáo viên và cơ cấu giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh vĩnh long (Trang 47 - 50)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.1.3 Tình hình đội ngũ giáo viên và cơ cấu giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Vĩnh Long

Về đội ngũ giáo viên phổ thông: Hiện nay tỉnh Vĩnh Long có gần 14.500 giáo viên, so với năm 2010 là 14.127 giáo viên, tăng 2.28%. Mặc dù số lượng giáo viên trong thời gian qua đã tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở các cấp học vẫn còn xảy ra.Cơ cấu GD&ĐTở một số cấp học, ngành học chưa hợp lý, đặc biệt là đối với dạy nghề, quy mô phát triển chậm, không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương.

Bảng 2.3 Độingũ giáo viên THPT qua các năm

Đơn vị tính: giáo viên

Bậc học Năm học 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Mầm non 2107 2180 2202 2194 2186 Tiểu học 5360 5317 5326 5330 5394 THCS 3776 3822 3851 3847 3911 THPT 2884 2890 2923 2946 2958 Nguồn: Sở GD-ĐT Vĩnh Long

Năm học 2009-2010, tổng số cán bộ giáo viên làm công tác giáo dục là 14.127 người. Trong đó, số giáo viên ở cấp tiểu học là 5.360 người, chiếm tỷ lệ 37,94%. Đây là cấp học có số lượng giáo viên đông nhất trong hệ thống giáo dục của tỉnh. Số giáo viên ở cấp trung học cơ sở chiếm 3776 người, tỷ lệ 26,72%, đứng thứ 2 trong bốn cấp học của hệ thống giáo dục tỉnh nhà. Giáo viên trung học phổ thông là 2884 người,

38

chiếm tỷ lệ 20,41%, giáo viên dạy mầm non có số lượng ít nhất với trên hai ngàn người, chiếm tỷ lệ 14,91%. Năm học 2010-2011, số lượng giáo viên của các cấp học này không có nhiều biến động. Số lượng giáo viên so với năm học 2009-2010 tăng nhiều nhất ở khối mầm mon, tăng thêm 73 người, do năm học này khối mầm non tăng thêm năm lớp, nâng tổng số lớp học mầm non là 125 lớp. Tỷ lệ giáo viên tăng thứ hai là khối trung học cơ sở, tăng thêm 46 người. Mặc dù năm học này số lượng lớp học có giảm nhưng do phải tuyển thêm nhiều giáo viên để thay thế cho một số giáo viên làm công tác kiêm nhiệm…Bên cạnh việc tăng thêm ở khối mầm non, trung học cơ sở, thì khối giáo viên tiểu học lại giảm 43 giáo viên. Nguyên nhân của số giáo viên giảm này do một số giáo viên nghỉ hưu hưởng chế độ nhưng chưa tuyển mới. Các năm học tiếp theo, mỗi năm đều có số lượng giáo viên tăng, giảm cho mỗi cấp học nhưng tỷ lệ tăng, giảm không đáng kể. Nguyên nhân do dân số không tăng, trường lớp cũng đạt mức bão hòa.

Hình 2.1: Biểu đồ giáo viên THPT qua các năm

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Mầm non Tiểu học THCS THPT

Nhìn vào biểu đồ, ta nhận thấy rằng:Số lượng giáo viên hầu như ổn định trong 5 năm học qua, tỷ lệ giáo viên tăng, giảm cho mỗi cấp học là không đáng kể. Trong những năm qua, tỉnh đã chi ngân sách cho đào tạo giáo viên để chuẩn hóa, đào tạo lại cho gần chục ngàn lượt giáo viên trong toàn tỉnh để đáp ứng theo yêu cầu giảng dạy trong tình hình mới. Giáo viên ở cấp học mầm mon, tiểu học, trung học cơ sở đều chuẩn hóa đại họcsư phạm. Giáo viên trug học phổ thông được đưa đi đào tạo sau đại học như thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước.

39

Về đội ngũ giáo viên dạy nghề, THCN, CĐ, ĐH:

Đội ngũ giáo viên, giảng viên cho dạy nghề, giáo viên trường trung học y tế, Cao đẳng, …đều được đào tạo chuyên sâu, tay nghề vững. Hàng năm tỉnh đều trích NSNN để cử cán bộ, giáo viên đi đào tạo sau đại học, đào tạo ngắn hạn, dài hạn ở nước ngoài. Trường lớp, cơ sở vật chất khang trang. Đầu tư mua sắm mới trang thiết bị để phục vụ tốt nhu cầu giảng dạy và học tập của sinh viên, học sinh.

Bảng 2.4 Số lượng giáo viên các cơ sở đào tạo Vĩnh Long qua các năm

Đơn vị tính: giáo viên

Bậc học Năm học

2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014

Nghề 83 95 104 121 130

THCN 50 51 54 57 56

CĐ, ĐH 260 262 265 265 266

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Số lượng giáo viên ở các cơ sở đào tạo của tỉnh Vĩnh Long còn tương đối thấp. Mặc dù, hằng năm tỉnh đều có chính sách thu hút lực lượng giáo viên về các cơ sở đào tạo để phục vụ công tác giảng dạy nhưng chính sách của tỉnh vẫn chưa có sức hút nên bình quân số giáo viên trên mỗi cơ sở đào tạo vẫn còn thấp.Năm học 2009-2010 giáo viên dạy tại các trung tâm nghề trực thuộc các huyện, trường trung cấp nghề chỉ có 83 giáo viên, trường trung học chuyên nghiệp có 50 giáo viên. Tuy vẫn còn ở mức khiêm tốn, song giảng viên tại các trường cao đẳng nhiều hơn gấp hai lần số giáo viên hai bậc đào tạo này. Năm học 2009-2010 là 260 giảng viên. Mỗi năm tiếp theo, giáo viên, giảng viên các khối này đều tăng, nhưng tăng không đáng kể. Năm học 2013-2014 giáo viên, giảng viên ở ba cấp bậc này lần lượt là 130 giáo viên cho khối đào tạo nghề, 57 giáo viên trường trung học chuyên nghiệp và 266 giảng viên cho các trường cao đẳng trực thuộc tỉnh. Chất lượng giảng viên ngày càng được nâng cao. Đa số giảng viên có trình độ thạc sĩ, đặc biệt ở các trường cao đẳng hiện nay giảng viên có trình độ tiến sĩ không còn là vấn đề hiếm.

40

Hình 2.2: Biểu đồ giáo viên các cơ sở đào tạo Vĩnh Long qua các năm

0 50 100 150 200 250 300 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Nghề THCN CĐ, ĐH

2.2 TÌNH HÌNH CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCCHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC

VÀ ĐÀO TẠOTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh vĩnh long (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)