Về xây dựng cơ sở vật chất và công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh vĩnh long (Trang 50)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.2.1 Về xây dựng cơ sở vật chất và công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo

-Về xây dựng cơ sở vật chất trường học:

Hiện nay, tỉnh Vĩnh Long không còn các lớp học ca 3, các lớp học tranh tre, mái lá. Thay vào đó, cơ sở vật chất trường học được xây dựng khang trang theo đề án kiên cố hóa trường học từ năm 2008.

Tất cả các trường đều có thư viện hoặc phòng đọc sách để đáp ứng nhu cầu tham khảo của giáo viên và học sinh. Phần lớn các thư viện đều chưa đủ chuẩn, thiết bị dạy và học còn thiếu thốn. Tuy nhiên, hàng năm NSNN vẫn dành một khoản kinh phí để đầu tư mua sắm mới, trang bị thêm nhiều đầu sách góp phần thêm phong phú các loại sách nhằm phục vụ nhu cầu tham khảo của giáo viên và học sinh.

- Về công tác xã hội hoá giáo dục và đào tạo:

Việc huy động các lực lượng xã hội đầu tư nguồn lực cho GD&ĐT những năm gần đây luôn được các cấp các ngành của tỉnh quan tâm. Thông qua các tổ chức, đoàn thể của tỉnh như Hội Khuyến học, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,… vận động các mạnh thường quân cùng chung tay góp sức xây dựng GD&ĐTtỉnh nhà phát triển. Đặc biệt Hội Khuyến học các cấp đã vận động được nhiều tỷ đồng từ các nhà tài trợ để mua sách, thiết bị đồ dùng dạy học, vận động được nhiều trang thiết bị hỗ trợ cho thư viện, phòng thí nghiệm; nhiều công trình thanh niên của Đoàn thanh niên ra

41

đời góp phần tạo trường lớp thêm khang trang, hoạt động của nhà trường ngày càng tốt hơn.

Bảng 2.5 Huy động công tác xã hội hóa giáo dục qua các năm.

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung Năm

2010 2011 2012 2013 2014

Đóng góp Xã hội 14.256 12.281 28.000 15.656 27.550

Nguồn: Sở GD&ĐT Vĩnh Long

Mặc dù là tỉnh còn nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp. Nhưng với tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái. Trong những năm qua các đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị xã hội,… thông qua các tổchức trên đã vận động nhân dân, mạnh thường quân đóng góp nhiều tỷ đồng để cùng nhà nước chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của địa phương. Năm 2010 các tổ chức xã hội đã vận động sự đóng góp với số tiền 14.256 triệu đồng. Năm 2011, tuy có giảm nhưng cũng vận động được một số lượng tiền đáng kể là 12.281 triệu đồng. Đỉnh điểm trong giai đoạn này phải kể đến năm 2012, số tiền xã hội đóng góp từ nhiều nguồn khác nhau được 28.000 triệu đồng, cao hơn hai lần so với năm 2011. Năm 2013, xã hội đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo là 15.656 triệu đồng. Năm 2014, số tiền này tăng lên đáng kể, đạt mức 27.550 triệu đồng.

Hình 2.3: Mức đóng góp của xã hội cho giáo dụcqua các năm

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

42

2.2.2 Tình hình chi ngân sách Nhà nướccho sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Tại Vĩnh Long, theo số liệu của Sở Tài chính, chi ngân sách cho GD&ĐT giai đoạn ổn định ngân sách 2010-2015, chi ngân sách cho giáo dục luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi cho GD&ĐT, cụ thể:

Bảng 2.6 Chi NSNN cho hệ thống giáo dục và hệ thống đào tạo

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2010 2011 2012 2013 2014

Chi NSNN cho GD&ĐT 843.258 1.052.333 1.356.668 1.772.591 1.862.220

Chi NSNN GD 728.306 885.766 1.137.776 1.502.460 1.584.767 Chi NSNN ĐT 114.952 166.567 218.892 270.131 277.453

Nguồn: Sở Tài chính Vĩnh Long

Trong bảng số liệu trên, chi NSNN cho GD&ĐT bao gồm chi thường xuyên, chi đầu tư XDCB cho sự nghiệp giáo dục và chi thường xuyên, chi đầu tư XDCB cho sự nghiệp đào tạo.

Năm 2010, chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT là 843.258 triệu đồng, trong đó, chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long là 728.306 triệu đồng chiếm tỷ lệ 86,36% trong tổng chi và chi NSNN cho đào tạo là 114.952 triệu đồng, chiếm 13,64% trong tổng chi.

Năm 2011, chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT là 1.052.333 triệu đồng, tăng 209.075 triệu đồng, tức là tăng 24,79% so với năm 2010. Nguyên nhân tăng là do năm 2011 phát sinh thêm nhiều chi phí, chính sách thay đổi,…Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là 885.776 triệu đồng, chiếm 84,17% trong tổng chi, tăng 21,62% so với chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT năm 2010. Chi NSNN cho sự nghiệp đào tạo là 166.567 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 15,83% trong tổng chi, tăng 44,9% chi NSNN cho đào tạo năm 2010.

43

Năm 2012, là năm tiếp theo có tỷ lệ chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tăng. Cụ thể, mức chi đạt 1.356.668 triệu đồng, tăng thêm 304.335 triệu đồng, tức là tăng 28,92% so với năm 2011. Chi sự nghiệp giáo dục chiếm 1.137.776 triệu đồng, bằng 83,79%, chi NSNN cho sự nghiệp đào tạo chiếm 218.892 triệu đồng, bằng 16,1% trong tổngchi năm 2012. Nguyên nhân do một số nhiệm vụ chi thêm nhu cầu của từng ngành, từng cấp học thì chính sách thay đổi mức lương cơ sở thay đổi từ 830.000đ tăng lên 1.050.000đ cũng làm tăng ngân sách chi cho năm này.

Năm 2013, 2014 mức chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tăng đáng kể. Năm 2013 mức chi đạt 1.772.591 triệu đồng, tăng thêm 415.923 triệu đồng, trong đó chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đạt mức 1.502.460 triệu đồng, tương đương mức chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT năm 2011. Chi ngân sách cho sự nghiệp đào tạo đạt mức 270.131 triệu đồng, chiếm 15,23% tổng chi cho sự nghiệp GD&ĐT. Trong năm 2013, đánh dấu năm có mức lương tối thiểu cao nhất trong giai đoạn này, 1.150.000đồng/tháng. Năm 2014, chi NSNN cho GD&ĐT đạt mức kỷ lục của giai đoạn 2010-2014, với mức chi 1.862.220 triệu đồng, trong đó mức chi cho sự nghiệp giáo dục là 1.584.767 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 85,1% tổng chi và chi sự nghiệp đào tạo là 277.453 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 14,89% tổng chi.

Hình 2.4: Biểu đồ chi NSNN cho GD&ĐT qua các năm

0 500000 1000000 1500000 2000000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chi GD&ĐT

Chi GD

Chi ĐT

Tổng chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT trong giai đoạn này là 6.887.070 triệu đồng. Trong tổng chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT thì chi ngân sách cho khối giáo dục luôn chiếm tỷ trọngcao. Ngược lại, mức chi NSNN cho sự nghiệpđào tạo của tỉnh

44

vẫn còn ở mức khiêm tốn.

Bảng 2.7 Chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐTtrong tổng chi ngân sách địa phương

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung Năm

2010 2011 2012 2013 2014 Tổng chi NSĐP 3.698.563 4.215.562 4.880.031 4.940.407 5.012.315

Chi XDCB cho GD&ĐT 78.374 123.996 170.031 268.541 281.968

Chi TX cho GD& ĐT 764.884 925.337 1.186.637 1.504.050 1.583.252

Giáo dục 687.119 823.768 1.050.761 1.364.190 1.430.599 Đào tạo 77.765 109.569 135.876 139.860 152.652 Nguồn: Sở Tài chính Vĩnh Long

Tỷ trọng chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐTtrong tổng chi cân đối ngân sách của tỉnh Vĩnh Long liên tục tăng qua các năm.

Năm 2010, chi ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐT đạt mức là 843.258 triệu đồng, trong đó chi ngân sách cho XDCB là 78.374 triệu đồng, chi thường xuyên cho sự nghiệp GD&ĐT là 764.884 triệu đồng. Tỷ trọng chi NSNN cho GD&ĐT năm 2010 chiếm 22,79% trong tổng chi NSĐP. Trong đó, tỷ trọng chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐT là 764.448 triệu đồng, chiếm 20,68%. Tỷ trọng chi XDCB ngân sách chỉ chiếm 2,11%.

Năm 2011, chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT là 1.049.333 triệu đồng (123.996

triệu đồng + 925.337 triệu đồng), chiếm 24,89% trong tổng chi NSĐP. Trong đó, chi

XDCB NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT số tiền là 123.996 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,94% trong tổng chi NSĐP, tăng 58,21% so với chi XDCB năm 2010. Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT số tiền 925.337 triệu đồng, chiếm 21,95% so với tổng chi NSĐP, tăng 20,97% so với chi thường xuyên năm 2010.Nguyên nhân của chi NSNN năm 2011 tăng là do trong năm 2011, chính phủ có thay đổi một số chính sách liên quan như tăng mức lương tối thiểu, quy định thêm phụ cấp theo lương.

45

Năm 2012, là năm áp dụng chính sách chi mới như phụ cấp thâm niên nhà giáo, tăng mức lương tối thiểu từ 830.000đ lên 1.050.000đ. Mức chi ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐT năm 2012 đạt 1.356.668 triệu đồng (170.031 triệu đồng + 1.186.637

triệu đồng), chiếm tỷ trọng 27,8% tổng chi NSĐP, tăng 29,28% so với năm 2011.

Trong cơ cấu chi ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐT năm 2012, thì tỷ trọng chi XDCB chiếm 12,53% trong tổng chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT, tức là mức chi đạt 170.031 triệu đồng. Chi thường xuyên ngân sách đạt mức 1.186.637 triệu đồng, chiếm 87,47% trong tổng chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT, tăng 28,23% so với chi thường xuyên năm 2010.

Năm 2013, tổng chi NSNN chosự nghiệp GD&ĐT đạt mức 1.772.591 triệu đồng

(1.504.050 triệu đồng + 268.541 triệu đồng), chiếm 35,87% trong tổng chi NSĐP, tăng 415.923 triệu đồng so với năm 2012, tức là tăng 30,65% so với năm 2012. So với năm 2010, tổng chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tăng thêm 929.333 triệu đồng, tỷ lệ tăng thêm bằng 110,2%.

Năm 2014, mức chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT đạt mức cao nhất trong 5 năm qua, tổng chi NSNN cho sự nghiệp G&ĐT trong năm 2014, đạt mức 1.865.220 triệu đồng, chiếm 37,21% tổng chi NSĐP. Với tỷ trọng này thì chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT đạt tỷ trọng chi ngânsách cao nhất trong các năm qua. Trong cơ cấu chi, thì chi ngân sách thường xuyên đạt mức chi 1.583.252 triệu đồng, chiếm 84,88% tổng chi ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐT. Chi ngân sách cho XDCB chỉ đạt mức 281.968 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 15,11% tổng chi cho sự nghiệp GD&ĐT. So với mức chi năm 2010, tổng chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tăng thêm 1.021.962 triệu đồng, tỷ lệ tăng thêm bằng 121,1%.

Có thể nhận thấy rằng, chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tỷ lệ thuận với tổng chi NSĐP. Khi chi ngân sách địa phương tăng lên, thì tổng chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT cũng tăng lên. Đồng thời,tỷ trọng chi XDCB và chi thường xuyên cũng tăng lên theo tổng chi.

46

Bảng 2.8 Chi TX NSNN cho sự nghiệp GD&ĐTtrong tổng chi NSĐP

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung Năm

2010 2011 2012 2013 2014

Chi TX NSĐP 1.907.380 2.266.977 3.071.054 3.541.343 3.723.107

Chi TX cho GD&ĐT 764.884 925.337 1.186.637 1.504.050 1.583.252

Nguồn: Sở Tài chính Vĩnh Long

Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT năm 2010 là 764.884 triệu đồng, nếu so với tổng chi thường xuyên NSNN trên địa bàn tỉnh giai đoạn này là 1.907.380 triệu đồng, thì tỷ trọng chi này đạt 40,1%. Đây là một tỷ trọng tương đối lý tưởng, điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về chính sách phát triển GD&ĐT tỉnh nhà. Năm 2011, chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tăng thêm 160.453 triệu đồng. Tức là chi thường xuyên cho sự nghiệp GD&ĐT năm 2011 đạt 925.337 triệu đồng, chiếm 40,81% so với chi thường xuyên NSĐP. Tuy nhiên chi thường xuyên của ngân sách tỉnh trong năm nàycũng tăng lên 359.597 triệu đồng, tức là 2.266.977 triệu đồng. Năm 2012, tỷ trọng này là 38,63%, giảm ở mức thấp nhất so với mọi năm nhưng xét về mặt giá trị thì chi thường xuyên cho sự nghiệp GD&ĐT đạt mức 1.186.637 triệu đồng. Cao hơn mức chi năm 2010. Chi thường xuyên năm này tăng lên cũng một phần do thay đổi chính sách về lương và các khoản theo lương.Cụ thể, trong giai đoạn 2010-2014 có 3 lần thay đổi về mức lương cơ bản và năm 2011 có chính sách mới đối với giáo viên đó là phụ cấp thâm niên nghề cho những cán bộ giáo viên có thâm niên giảng dạy từ 5 năm trở lên, cứ mỗi năm giảng dạy tăng thêm 1%. Với sự ra đời của hai chính sách mới này đã làm tăng lên đáng kể các khoản chi thường xuyên ngân sách. Năm 2013, chi thường xuyên cho sự nghiệp GD&ĐT đạt mức 1.504.050 triệu đồng, chiếm 42,47% tổng chi thường xuyên NSĐP, tăng 3,84% so với năm 2012. Năm 2014, mức chi này đạt ở mức 1.583.252 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 42,52% so với tổng chi NSĐP. Mức chi này đạt mức cao nhất trong giai đoạn từ năm 2010-2014. Với mức chi này cao hơn 2 lần so với mức chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT năm 2010.

47

Hình 2.5: Biểu đồ chi NSNN cho GD&ĐT trong tổng chi NSĐP

0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng chi NSĐP Chi NSNN XDCB Chi NSNN TX

Đối với kinh phí chương trình mục tiêu có tính chất chi thường xuyên việc cấp phát kinh phí tương tự như đối với các khoản kinh phí cho sự nghiệp GD&ĐT thông thường, đối với nguồn kinh phí có tính chất XDCB, sau khi có quyết định của UBND tỉnh, Sở Tài chính làm thủ tục chuyển vốn sang KBNN tỉnh để quản lý, thanh toán theo quy định hiện hành.

2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ

NƯỚCCHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTỈNH VĨNH LONG

2.3.1Mô hình và tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long

2.3.1.1 Mô hình quản lý chi NSNN

Mô hình quản lý ngân sách GD&ĐT trong những năm trở lại đâyđã có những sự thay đổiđáng kể. Năm 1996, ngân sách chi cho GD&ĐTđều do Sở GD&ĐT trực tiếp quản lý. Từ năm 1997 cho đến nay, cơ chế quản lý nhà nước về GD&ĐT có sự thay đổi, nhìn chung việc phân cấp quản lýđược thực hiện như sau:

Cấp tỉnh:

+ Sở GD&ĐT là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, được UBND tỉnh giao quản lý nhà nước về công tác giáo dục trên địa bàn tỉnh và quản lý trực tiếp các

48

trường: Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, các trường Trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên.

+ Đối với các trường dạy nghềtrước đây thuộc phạm vi quản lý của Sở GD&ĐT, nhưng từ năm 2001 được giao cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội trực tiếp quản lý.

+ Đối với các trường, các trung tâm đào tạo khác trực thuộc ngành nào do ngành đó trực tiếp quản lý.

Cấp huyện:

Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là huyện) có trách nhiệm quản lý trực tiếp phòng GD&ĐT, các trường mầm non, trường Tiểu học, trường Trung học cơ sở, trung tâm dạy nghề thuộc huyện.

2.3.1.2 Tổ chức quản lý chi NSNN

Tỉnh Vĩnh Long, mô hình quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT được thực hiện như sau:

Cấp tỉnh:

Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Long là đầu mối cho điều hành ngân sách của tỉnh: Việc theo dõi, quản lý chi ngân sách cho giáo dục đào tạo được phân công cho một số phòng ban chức năng trực tiếp đảm nhiệm. Cụ thể là:

- Phòng Tài chính - Hành chính sự nghiệp thuộc Sở Tài chính chịu trách nhiệm theo dõi quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT đối với các đơn vị thuộc ngành, cấp tỉnh như khối trường trung học phổ thông thuộc Sở GD&ĐTquản lý trực tiếp, văn phòng Sở GD&ĐT, các Sở, ngành chủ quản của khối trường đào tạo.

- Phòng Quản lý Ngân sách thuộc Sở Tài chính chịu trách nhiệm theo dõi quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐT đối với các huyệnthông qua UBND các huyện là chủ tài khoản.

- Riêng đối với nguồn kinh phí XDCB tập trung, công tác quản lý thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý vốn Đầu tư XDCB, công việc này được giao cho phòng Quản lý Đầu tư XDCB thuộc Sở Tài chính đảm nhiệm.

49

Cấp huyện:

Phòng Tài chính các huyện hiện nay theo dõi quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐT thuộc phạm vi quản lý của phòng GD&ĐT các huyên như các trường mầm mon, các trường tiểu học, các trường trung học cơ sở.

Theo dõi ngân sách các cơ sở đào tạo, trung tâm dạy nghề trực thuộc UBND huyệnquản lý.

2.3.2 Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long tạo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

2.3.2.1Xây dựng định mức chi

Định mức chi được hiểu là định mức dùng để phân bổ kinh phí NSNN cho từng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh vĩnh long (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)