KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh vĩnh long (Trang 38)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.7KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TẠO Ở MỘT SỐ QUỐC GIA

Đầu tư cho GD&ĐTlà đầu tư cho phát triển, đầu tư cho tương lai, đó là quan điểm của hầu hết các nước trên thế giới. Để có thể nghiên cứu những kinh nghiệm về quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT từ một số quốc gia có nền giáo dục phát triển mạnh, chúng ta nghiên cứu một số nước trong khu vực có cùng một số điểm tương đồng vềvăn hóa với Việt Nam. Một số quốc gia điển hình đó là: Hàn Quốc, Philippin và Thái Lan.

Bảng 1.1: Tỷ lệ đầu tư và cơ cấu tài chính cho GD&ĐTcác nước

Nội dung Hàn Quốc Thái Lan Philippin

Tỷ lệ đầu tư GD&ĐT trong GDP (%) 5 5,8 2,7

Chi thường xuyên (%) 82 85 96,2

Chi đầu tưphát triển (%) 18 15 3,8

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trong nền kinh tế thịtrường, nguồn kinh phí đầu tư cho GD&ĐT không phải chỉ từ khu vực Nhà nước mà còn từ các khu vực khác như doanh nghiệp, tư nhân, khu vực liên doanh với nước ngoài... Do vậy, lập kế hoạch cấp phát và quản lý ngân sách cho GD&ĐT dựa trên các nguồn kinh phí đầu tư của toàn xã hội, tỷ lệđầu tư cho GD&ĐT

29

ởcác nước phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, khảnăng NSNN, trình độ dân trí, yêu cầu cải cách giáo dục của mỗiquốc gia.So với một sốnước phát triển như Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Philippin thì tỷ lệ chi NSNN cho giáo dục trong GDP của nước ta đạt mức trung bình, về số tuyệt đối còn ở mức khiêm tốn.

* Hàn Quốc

Giáo dục Hàn Quốc hiện nay đứng thứ 4 ở khu vực Châu Á. Ngay từ cuối thập kỷ 60, Hàn Quốc đã xác định phương châm: "GD&ĐT là chìa khóa mở cửa tiến vào tương lai" nên đất nước này đã thi hành một loạt các biện pháp và chính sách có hiệu lực để thúc đẩy GD&ĐT, đẩy nhanh tốc độ ứng dụng khoa học kỹ thuật và bồi dưỡng nhân tài. Chính vì vậy, nền kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, thu nhập bình quân đầu người khá.

Đểđạt được những thành quả vềtăng trưởng kinh tế, một trong những biện pháp được Chính phủ sử dụng là cải cách hệ thống GD&ĐT, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, bồi dưỡng nhân tài phát triển các ngành sản xuất với khoa học kỹ thuật cao, do đó họ không ngừng tăng đầu tư cho GD&ĐT và nghiên cứu khoa học. Từ giữa thập kỷ 60, trong nhiều năm liền tốc độ tăng của NSNN cho GD&ĐTđã vượt quá tốc độ tăng của GDP. Căn cứ vào thống kê của Ngân hàng thế giới, tỷ lệ kinh phí GD&ĐT trong tổng chi NSNN của Chính phủ Hàn Quốc luôn ở mức cao.

Việc lập kế hoạch cấp phát NSNN cho GD&ĐT theo một quy trình khá chặt chẽ, được tính toán chi tiết trên cơ sở cân đối tất cả nguồn thu và các khoản chi. Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm lập kế hoạch chi và giám sát tài chính đối với mọi nội dung đầu tư của GD&ĐT. Thông thường Bộ Tài chính ra một văn kiện quan trọng, trong đó nêu ra các mục tiêu giới hạn, thứ tự ưu tiên dựa trên chiến lược phát triển GD&ĐT, đồng thời đưa ra các giải pháp làm tăng nguồn lực... Chấp hành ngân sách có sự hợp tác của nhiều cơ quan và các cấp chính quyền. Việc cấp phát kinh phí cũng được thực hiện ởcơ quan ngân khố thuộc ngân hàng Chính phủ.

Việc quản lý ngân sách giáo dục được thực hiện bằng một cơ quan giám sát và kiểm tra của Chính phủ với các công cụpháp lý khá đầy đủ là các đạo luật. Quốc hội Hàn quốc đã thông qua đạo luật là Luật thuế giáo dục, theo luật định thì phải tiến hành thu thuế để đảm bảo cung cấp cho nhu cầu của kinh phí GD&ĐT. Cùng với việc cải

30

cách giáo dục, cải cách bộ máy hành chính, ngân sách GD&ĐTđược quản lý theo một đầu mối thống nhất là Cơ quan quản lý giáo dục trực thuộc Chính phủ. Hàng năm, Chính phủ dành khoảng 5% GDP đầu tư cho GD&ĐT. Trong cơ cấu tài chính ngân sách cho GD&ĐT thì tỷ lệ chi thường xuyên chiếm khoảng 80%, chi đầu tư phát triển chiếm khoảng 20% trong cơ cấu tài chính cho GD&ĐT.

* Philippin

Hàng năm Bộ Tài chính đưa ra khung là số kiểm tra cùng các hướng dẫn xây dựng kế hoạch chi ngân sách GD&ĐT. Các quá trình thảo luận ngân sách được tiến hành rất công phu, xác định đầy đủ cơ cấu nguồn tài chính cho GD&ĐT phát kinh phí được tiến hành theo từng quý, đồng thời có cơ quan kiểm toán độc lập có trách nhiệm kiểm tra và thẩm định các báo cáo chi tiêu nguồn NSNN cho GD&ĐT. Vềcơ bản qui trình quản lý NSNN cho GD&ĐT giống như ở Việt Nam. Hàng năm, Chính phủ chỉ dành khoảng 2,7% GDP để đầu tư cho GD&ĐT. Trong cơ cấu tài chính cho GD&ĐT của Philippin thì tỷ lệchi thường xuyên hầu như chiếm toàn bộtrong cơ cấu chi, trung bình khoảng 96%. Tỷ lệchi ngân sách cho đầu tư phát triển chiếm tỷ lệ hầu như không đáng kểtrong cơ cấu chi.

* Thái Lan

Bộ máy thể chế giáo dục Thái Lan chủ yếu dựa vào ba cơ quan chức năng chính đó là Ủy ban Giáo dục Quốc gia, Bộ Giáo dục và Bộ Đại học. Trong đó Ủy ban Giáo dục Quốc gia chịu trách nhiệm về các chính sách đối với ngành Giáo dục, các kế hoạch và nghiên cứu Giáo dục cấp quốc gia. Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm về việc phân chia cấp học, các hình thức đào tạo khác nhau trên toàn đất nước. Công tác quản lý tài chính theoi quy trình chặt chẽ, sử dụng kinh phí hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí. Hàng năm, Chính phủ dành khoảng 5,8% GDP đểđầu tư cho GD&ĐT. Tỷ lệ này cao hơn mức đầu tư của Chính phủ Hàn Quốc. Trong cơ cấu tài chính cho GD&ĐT, tỷ lệ chi thường xuyên khoảng 85%, chi đầu tư phát triển khoảng 15% trong cơ cấu chi. Cơ cấu chi này tương đối hợp lý và cũng tương đồng với cơ cấu chi với của các nước trong khu vực.

Ở Việt Nam, hàng năm Chính phủ dành khoảng 6.6% GDP để đầu tư ngân sách cho GD&ĐT, mức đầu tư đạt trung bình so với khu vực. Trong cơ cấu tài chính cho

31

ngân sách GD&ĐT thì tỷ lệ chi thường xuyên luôn chiếm trên 84%, chi đầu tư phát triển chỉ khoảng 16%. Tỷ lệ chi thường xuyên chủ yếu là chi lương và các khoản theo lương, trong cơ cấu chi ngân sách yếu tố con người luôn được coi trọng song song với chi ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng.

Trong các nước có nền giáo dục phát triển vượt bậc, Hàn Quốc là quốc gia có tỷ trọng đầu tư cho GD&ĐT từ GDP hàng năm không cao, chỉ khoảng 5% GDP. Nhưng với cơ cấu tài chính chi hợp lý, trung bình khoảng 82% chi thường xuyên, 18% chi đầu tư phát triển đã đưa nền giáo dục Hàn Quốc đạt được nhiều thành tựu như hôm nay. Còn với Philippin, chỉ dành khoảng 2,7% GDP để đầu tư cho GD&ĐT, cơ cấu tài chính cho GD&ĐT là 93,8% chi thường xuyên, 3,2% chi đầu tư phát triển. Với cơ cấu chi này thì ngân sách dành cho đầu tư phát triển hầu như không đáng kể.

Tóm lại, từ những số liệu nêu trên và phân tích cơ cấu tài chính của các nước. Có thể nhận thấy rằng đầu tư trong GDP ở mức hợp lý, cơ cấu chi ngân sách phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, đưa nền GD&ĐT quốc gia đó phát triển.

32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa lý luận về công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT gồm khái niệm về NSNN, đặc điểm của NSNN, chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐTđể từ đó làm rõ vai trò của chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT.

Luận văn cũng nêu lên những nội dung của công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT. Tác giả đi sâu, làm sáng tỏ thêm từng nội dung cụ thể của nội dung này để làm cở sở phân tích ở chương tiếp theo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO

DỤC ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

GIAI ĐOẠN 2010 - 2014

2.1 VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

VĨNH LONG

2.1.1 Khái quát sơ lược về tỉnh Vĩnh Long

Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long; cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ 40 km về phía Nam; Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; Phía Tây Nam giáp giáp tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.

Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.479,128 kmP

2

Pbằng 0,4% diện tích cả nước, dân số năm 2010 là 1.031.994 người, bằng 1,3% dân số cả nước.

Trên quan hệ đối ngoại, Vĩnh Long nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phía Nam; nằm giữa trung tâm kinh tế quan trọng là Thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Chính nơi đây vừa là trung tâm kinh tế - khoa học kỹ thuật - văn hóa - quốc phòng, vừa là thị trường lớn sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó có liên quan chặt chẽ đến việc quản lý, phân bố sử dụng đất đai. Đặc biệt là khả năng chi phối của Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ của Thành phố Cần Thơ như Trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, khu Công nghiệp Trà Nóc... và Trung tâm cây ăn trái miền Nam trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, là một trong những lợi thế đặc biệt của Vĩnh Long trong sự phát triển kinh tế.

Với vị trí địa lý như trên trong tương lai Vĩnh Long là nơi hội tụ và giao lưu giữa giao thông thủy bộ, đường cao tốc, các quốc lộ 1A, 53, 54, 57, 80 được nâng cấp mở rộng, có trục đường thủy nội địa sông Mang Thít nối liền sông Tiền và sông Hậu trong trục đường thủy quan trọng từ Thành phố Hồ Chí Minh xuống các vùng tây nam sông

34

Hậu, cửa ngõ trong việc tiếp nhận những thành tựu về phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp miền đông và là trung tâm trung chuyển hàng nông sản từ các tỉnh phía Nam sông Tiền lên Thành phố Hồ Chí Minh và hàng công nghiệp tiêu dùng từ Thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền tây. Mặt khác đây là vùng có tiềm năng về phát triển du lịch xanh với sinh cảnh sông nước, nhà vườn. Đồng thời với hệ thống giao thông thủy bộ phát triển ngày càng hoàn thiện, Vĩnh Long với vị trí địa lý có nhiều mặt lợi thế như đã nêu trên sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội theo các hướng trục giao thông thủy bộ đã được quy hoạch của tỉnh.

Do trong quá trình phát triển sản xuất với sự ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp như hệ thống đê bao, hệ thống kinh thủy lợi, hệ thống cống đập, kỹ thuật canh tác của từng đối tượng cây trồng nên hiện nay đang có sự thay đổi cục bộ về cao trình. Hiện nay Chính Phủ đang giao Tổng Cục Địa Chính để khảo sát để xây dựng lại bản đồ địa hình vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tỉnh Vĩnh Long nói riêng theo mực nước biển gốc tại mũi Nai, Hà Tiên. Vĩnh Long phân bố trọn trong vùng phù sa nước ngọt, trước đây là nơi được khai phá và phát triển sớm nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, khoảng trên 259 năm.

2.1.2 Mạng lưới giáo dục và đào tạotrên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

2.1.2.1 Về mạng lưới giáo dục

Hệ thống giáo dục tỉnh Vĩnh Long hiện nay khá hoàn chỉnh với 462 trường học, trong đó có 144 trường học đạt chuẩn Quốc gia. Mạng lưới trường lớp khang trang, sạch sẽ, phương tiện quy mô đào tạo càng lúc càng đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Chất lượng giáo viên nâng lên cả về chất lượng và số lượng, giáo viên được đào tạo cập nhật và có trình độ tốt về phương pháp, kỹ năng giảng dạy để truyền đạt cho học sinh. …chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường có nhiều tiến bộ.

- Giáo dục Mầm non: Mạng lưới trường lớp được đa dạng hóa và tăng cả về quy mô. Các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện đúng chương trình, đúng đối tượng, chất lượng giáo dục được nâng lên. Đến nay cả tỉnh có 128 trường mầm non, so với năm 2010 là 120 trường tăng 6,7%.

35

trong tỉnh thì tỉ lệ trường tiểu học trên xã, phường chiếm tỉ lệ 1,96 trường/xã.

- Giáo dục Trung học cơ sở và trung học phổ thông:Mạng lưới trường lớp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông phát triển nhanh cả về chất và lượng. Tỉnh đã xóa bỏ trường trung học phổ thông hệ bán công từ năm 2009. Thay vào đó là các trường đều thuộc hệ công lập. Cả tỉnh hiện nay có 89 trường hệ trung học cơ sở và 31 trường hệ trung học phổ thông và 8 trung tâm giáo dục thường xuyên. Với mật độ dày đặc như thế đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu học tập của các em học sinh.

Bảng 2.1 Quy mô giáo dục Vĩnh Long qua các năm

Đơn vị tính: trường, học sinh

Bậc học Năm học 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Mầm non - Trường 120 125 127 127 128 - Học sinh 60.959 61.054 61.093 61.056 61.102 Tiểu học - Trường 231 241 238 238 214 - Học sinh 72.285 72.586 72.387 72.375 71.321 THCS - Trường 103 92 91 90 89 - Học sinh 58.833 58.655 58.650 58.567 58.560 THPT - Trường 30 31 31 31 31 - Học sinh 42.677 42.670 42.509 42.488 42.460 Nguồn: Sở GD-ĐT Vĩnh Long

2.1.2.2 Về mạng lưới đào tạo

36

thuật lành nghề và 10 trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm làm nhiệm vụ đào tạo nghề ngắn hạn. Nhìn chung chất lượng đào tạo nghề của tỉnh ngày càng có tiến bộ, phần lớn học sinh sau khi học nghề dài hạn đều có việc làm và phát huy được tay nghề của mình trong thực tế lao động sản xuất. Tuy nhiên với việc thành lập nhiều khu công nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua nhưng chỉ có 01 trường nghề là chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo. Lao động có tay nghề qua đào tạo chiếm tỷ lệ ít so với số lao động làm việc tại các khu công nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo dục Trung học chuyên nghiệp: Sau nhiều lần sắp xếp lại, đến nay chỉ có trường trung học Y tế tỉnh Vĩnh Long là trường duy nhất của tỉnh đào tạo nhân lực ngành y trình độ trung cấp phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong và ngoài tỉnh. Những năm qua, phương thức đào tạo đã từng bước được đa dạng hoá, chương trình được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của thực tế xã hội, chất lượng đào tạo ở một số nhóm ngành đã được thực tế cuộc sống chấp nhận.

- Giáo dục Cao đẳng, đại học: Hiện nay toàn tỉnh 03 trường Cao đẳng và một số trường đại học trực thuộc trung ương đóng trên địa bàn. Với mạng lưới đào tạo như hiện nay đã góp phần nâng cao trình độ cho đội ngũcán bộ của tỉnh phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Bảng 2.2 Quy mô đào tạo nghề, THCN, CĐ, ĐH Vĩnh Long qua các năm

Đơn vị tính: lớp, học sinh Bậc học Năm học 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh vĩnh long (Trang 38)