Về mạng lưới đào tạo

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh vĩnh long (Trang 45 - 47)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.1.2.2 Về mạng lưới đào tạo

36

thuật lành nghề và 10 trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm làm nhiệm vụ đào tạo nghề ngắn hạn. Nhìn chung chất lượng đào tạo nghề của tỉnh ngày càng có tiến bộ, phần lớn học sinh sau khi học nghề dài hạn đều có việc làm và phát huy được tay nghề của mình trong thực tế lao động sản xuất. Tuy nhiên với việc thành lập nhiều khu công nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua nhưng chỉ có 01 trường nghề là chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo. Lao động có tay nghề qua đào tạo chiếm tỷ lệ ít so với số lao động làm việc tại các khu công nghiệp.

- Giáo dục Trung học chuyên nghiệp: Sau nhiều lần sắp xếp lại, đến nay chỉ có trường trung học Y tế tỉnh Vĩnh Long là trường duy nhất của tỉnh đào tạo nhân lực ngành y trình độ trung cấp phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong và ngoài tỉnh. Những năm qua, phương thức đào tạo đã từng bước được đa dạng hoá, chương trình được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của thực tế xã hội, chất lượng đào tạo ở một số nhóm ngành đã được thực tế cuộc sống chấp nhận.

- Giáo dục Cao đẳng, đại học: Hiện nay toàn tỉnh 03 trường Cao đẳng và một số trường đại học trực thuộc trung ương đóng trên địa bàn. Với mạng lưới đào tạo như hiện nay đã góp phần nâng cao trình độ cho đội ngũcán bộ của tỉnh phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Bảng 2.2 Quy mô đào tạo nghề, THCN, CĐ, ĐH Vĩnh Long qua các năm

Đơn vị tính: lớp, học sinh Bậc học Năm học 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Nghề Lớp 20 21 27 28 28 Học sinh 301 333 402 435 443 THCN Lớp 06 06 07 07 07 Học sinh 192 195 223 227 234

37

CĐ, ĐH

Lớp 37 39 43 41 40

Học sinh 2237 1950 2146 1687 1243

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh vĩnh long (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)