Hoàn thiện quy trình công tác quản lý chi

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh vĩnh long (Trang 87)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.3.4Hoàn thiện quy trình công tác quản lý chi

3.3.4.1 Về công tác lập, phân bổdự toán: Về công tác lập dự toán

Việc lập dự toán chi NSNN sẽ cung cấp thông tin cần thiết để điều hành, thiết kế công tác tài chính cho sự nghiệp GD&ĐT, giúp lựa chọn, cân đối các nguồn lực tài chính, huy động và phân bổ các nguồn lực.

Hiện nay, công tác lập dự toán chi NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã từng bước được hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu chung của ngành tài chính. Tuy nhiên, việc lập dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách còn quá cao gây khó khăn cho cơ quan tài chính trong thẩm định, xét duyệt. Do vậy, trong thời gian tớicòn một vài nội dung cần phải hoàn thiện thêm, đó là:

- Trong lập dự toán NSNN, nên kéo dài thời gian thẩm tra, thẩm định dự toán ngân sách của các cấp chính quyền địa phương; xem xét bỏ cơchế giao dự toán ngân sách mang tính pháp lệnh nhưhiện nay… Về lâu dài nên hạn chế tính lồng ghép của

78

NSNN, phân định rõ hơn quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong xây dựng dự toán ngân sách.

- Khi lập dự toáncần chú trọng đến chất lượng dự toán, dự toán cần lập đến chi tiết, lập theo từng quý, từng năm từ đó khắc phục tình trạng dự toán chỉ tập trung vào cân đối ngân sách.

- Cần phải xem xét đến hiệu quả của nó đối với tổng chi ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐTtỉnh Vĩnh Long. Thông qua giải pháp này sẽ đảm bảo quản lý hiệu quả nguồn vốn ngân sách, thực hiện nhiệm vụ chi đúng quy định và đáp ứng yêu cầu tình hình mới.

- Nên lập dự toán chi tiết đến từng mục chi và có những thuyết minh cần thiết về những căn cứ để lập dự toán chi NSNN nhằm tăng tính khoa học cho dự toán ngân sách được giao hàng năm.

Để thực hiện tốt các nội dung trên, đề nghị thực hiện một số yêu cầu sau:

- Đối với cơ quan Tài chính: Ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn lập dự toán năm kế hoạch, tạo điều kiện cho các đơn vị dự toán chủ động trong việc xác định thời gian và mẫu biểu số liệu phục vụ cho việc thảo luận dự toán với các cơ quan chủ quản. Thực hiện công khai dự toán NSNN cho GD&ĐT thông qua các phương tiện thông tin, công khai tại đơn vị, cơ sở giáo dục nhằm tạo điều kiện cho kiểm soát nội bộ tham gia quá trình giám sát.

- Đối với đơn vị dự toán: Phải xây dựng căn cứ lập, thuyết minh dự toán có tính sát thực, đáng tin cậy làm cơ sở bảo vệ dự toán với cơ quan tài chính. Thủ trưởng đơn vị thụ hưởng ngân sách phải bao quát các khoản kinh phí phải chi trong năm kế hoạch, nhằm xây dựng dự toán có độ chính xác cao và thực hiện theo dự toán đã lập. Lập dự toán phải căn cứ vào tình hình thực hiện năm trước để đảm bảo độ chính xác nhất định

Về công tác phân bổ dự toán:

Trong phân bổ dự toán ngân sách, bên cạnh việc xây dựng hệ thống định mức chi cho GD&ĐT, cần thiết phải công khai một cách rộng rãi các nguyên tắc, phương pháp phân bổ dự toán chi tiết cho các đơn vị thuộc huyện, ngành theo mục lục ngân sách,

79

từng bước xác định hệ thống các nguyên tắc, phương pháp phân bổ chuẩn mực làm cơ sở cho việc phân khai dự toán chi tiết chi ngân sách cho các đơn vị dự toán.

Phát triển GD&ĐT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hiện nay chưa được đồng đều giữa khu vực thành thị và nông thôn cả về quy mô, chất lượng, cơ sở hạ tầng,…Do đó, để tạo đều kiện cho các khu vực này phát triển thì cần phân bổ dự toán một cách khoa học, hợp lý, công bằng và đảm bảo tính đồng bộ trong sử dụng, điều hành và thanh toán NSNN.

Dựa vào tình hình thực tế của mỗi đơn vị GD&ĐT khác nhau mà sẽ có những mức phân bổ khác nhau như: Số lượng giáo viên, công nhân viên chức của các đơn vị sử dụng ngân sách theo biên chế, theo hợp đồng để tính lương, phụ cấp lương và các khoản phải trích theo lương cho người lao động. Đảm bảo chi đúng chế độ theo quy định, thực hiện đầy đủ nhất về cơ chế tự chủ về biên chế, tự chủ về tài chính theo Nghị định số 43 năm 2006 của Chính phủ để tạo động lực phấn đấu cho tất cả các giáo viên, công nhân viên công tác trong ngành giáo dục.

Tỉnh Vĩnh Long cần phải tính đến khả năng cân đối ngân sách địa phương từ đó đưa ra giới hạn ngân sách hàng năm cho các đơn vị sử dụng ngân sách dựa trên các nhiệm vụ được giao của đơn vị đó. Điều này đòi hỏi các cơ sở GD&ĐT phải tự xem xét và quyết định chi tiêu của đơn vị mình, đồng thời tự tổ chức phân công lại các vị trí chuyên môn đểđảm bảo chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả nguồn kinh phí được giao.

3.3.4.2 Hoàn thiện công tác cấp phát, thanh toán và kiểm soát chi

Công tác chấp hành dự toán chi ngân sách tỉnh Vĩnh Long thời gian qua chưa thật sự nghiêm. Ngoài một số kinh phí dùng thực hiện nhiệm vụ theo đặt hàng hoặc do thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao, trong năm phải bổ sung một khoản kinh phí rất lớn. Nguyên nhân trên là hệ quả của quá trình lập, thảo luận dự toán ngân sách chưa đảm bảo độ chính xác. Sự phối hợp giữa cơ quan Tài chính và KBNN chưa cao. Chưa gắn trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách. Điều này gây khó khăn cho việc điều hành ngân sách cấp địaphương.

Công tác cấp phát chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT phải đảm bảo yêu cầu đúng đối tượng, định mức, mục đích và thời gian cấp phát. Dựa vào dự toán đã được duyệt

80

cho từng đơn vị thụ hưởng ngân sách, các cơ quan nhà nước có liên quan phải thực hiện cấpphát một cách nhanh chóng, đầy đủ theo đúng quy định của Luật NSNN, của Bộ Tài chính, của UBND tỉnh… để đáp ứng nhu cầu của các đơn vị GD&ĐTđó.

Các cơ quan Tài chính nhà nước cần có kế hoạch phối hợp với KBNN để thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi theo đúng quy định hiện nay, đảm bảo nguồn NSNN được sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm.

Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên, đảm bảo đúng định mức theo quy định.

Cấp phát ngân sách cho các khoản chi đầu tư XDCB thì phải theo đúng khối lượng công việc thực tế hoàn thành theo quy định của Nhà nước.

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN.

Sửa đổi bổ sung cơ chế kiểm soát chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT. Trong thời gian qua vẫn còn tồn tại song song nhiều cơ chế kiểm soát thanh toán vốn, do đó cần phải sửa đổi bổ sung cơ chế này để kịp thời tháo gỡ các khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, đồng thời nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT. Cụ thể, cần rà soát lại các cơ chế kiểm soát chi NSNN hiện nay, thống nhất phương pháp, nội dung kiểm soát chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT qua KBNN…

Quy trình, thủ tục kiểm soát chi NSNN. Hiện nay mọi quy trình, thủ tục kiểm soát chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐTtỉnh Vĩnh Long đều được quy định trongLuật, các văn bản của các cấp, ban ngành có liên quan. Tuy nhiên chúng tương đối phức tạp, và còn nhiều thủ tục rườm rà. Do đó để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chi NSNN của KBNN thì cần phải hoàn thiện một số vấn đề sau:

- Các hình thức cấp phát trực tiếp qua KBNN cần được mở rộng, xây dựng cơ chế cấp tạm ứng chặt chẽ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hoàn thiện việc kiểm soát hồ sơ chứng từ, chuẩn hóa tài liệu, chứng từ…

- Kết quả sử dụng kinh phí ngân sách phải thường xuyên được báo cáo, tổng hợp và đánh giá.

81

- Bổ sung và xây dựng cơ chế kiểm soát chi đối với các đơn vị khoán chi hành chính, sự nghiệp có thu…

- Các đơn vị khoán chi hành chính, sự nghiệp có thu được quyền chủ động chi tiêu trong điều kiện của mình.

- Hoàn thiện hệ thống, chế độ tiêu chuẩn định mức phân bổ chi NSNN cho GD&ĐT.

- Trong cơ cấu nhóm mục chi trong chi thường xuyên của các đơn vị GD&ĐT phải nâng dần tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy và học trên địa bàn. Giảm dần tỷ trọng các khoản chi phí quản lý hành chính, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi hội nghị, chi tiếp khách,…nhằm sử dụng kinh phí có hiệu quả, tránh lãng phí.

- Ngoài ra cần tiếp tục hoàn thiện các chế độ khác có liên quan đến công tác kiểm soát chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tỉnh nhà.

3.3.4.3 Hoàn thiện công tác kiểm tra và kiểm toán các khoản chi ngân sách

Theo quy định, tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN chuẩn chi. Do đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu các khoản chi NSNN cho GD&ĐT nhằm khắc phục tình trạng là khi các đơn vị chi xong mới tiến hành kiểm tra, kiểm soát.

Kiểm tra việc trích nguồn CCTL đối với số thu phí, lệ phí được để lại đơn vị theo quy định. Xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng nguồn này không đúng quy định.

Đối với cơ quan tài chính các cấp ngoài việc tổ chức các hình thức cấp phát vốn một cách thích hợp phải tăng cường kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình nhận và sử dụng kinh phí tại mỗi đơn vị được cấp sao cho mỗi khoản chi tiêu kinh phí vừa phải đảm bảo đúng dự toán, đúng tiêu chuẩn của chế độ chi NSNN hiện hành, góp phần nâng cao tính tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý các khoản chi NSNN cho GD&ĐT.

82

Xuất phát từ thực tế trong thời gian qua cơ quan tài chính mới chủ yếu thực hiện công tác kiểm tra khi quyết toán kinh phí hàng năm vì vậy không có tác dụng ngăn ngừa và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm kỷ luật tài chính phát sinh nên thời gian tới phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát hàng ngày qua mỗi nghiệp vụ cấp phát kinh phí, đồng thời thực hiện kiểm tra giám sát theo định kỳ bằng việc thẩm định và xét duyệt các báo cáo tài chính hàng tháng, quý của các đơn vị sử dụng kinh phí.

Đối với cơ quan KBNN: Với chức năng quản lý quỹ NSNN và là đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ kiểm soát các khoản chi NSNN. KBNN thực hiện kiểm soát chi khi thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN đã chuẩn chi, chính vì vậy để tránh sự chồng chéo về nội dung kiểm soát giữa cơ quan Tài chính và KBNN cần xác định rõ nội dung kiểm soát của KBNN, có như vậy mới phân định chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trong quá trình quản lý chi NSNN cho giáo dục đào tạo.

Phạm vi kiểm soát chi của KBNN là kiểm tra tính hợp pháp và hợp lý của hồ sơ, chứng từ mua bán; tính hợp pháp của các chữ ký của người chuẩn chi và kế toán trưởng đơn vị; số tiền chi trả có nằm trong dự toán được duyệt và có đúng mục lục ngân sách hay không và cuối cùng là việc tuân thủ các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu NSNN hiện hành. Cơ quan KBNN nước trực tiếp chi tiền của ngân sách cho các đơn vị cần phải thực hiện kiểm tra đối chiếu với quy chế chi tiêu nội bộ đã đăng ký với KBNN, cơ quan tài chính. Các điều kiện và thực hiện cấp tiền theo lệnh của cơ quan tài chính. Cơ quan KBNN có thể đình chỉ việc chi tiêu trong trường hợp không đủ các điều kiện và sử dụng tiền được cấpkhông đúng quy định.

Ngoài việc kiểm tra, kiểm soát các nội dung nêu trên. Hiện nay, KBNN các cấp cần quan tâm đến việc kiểm soát một cách chặt chẽ tồn quỹ tiền mặt tại các đơn vị sử dụng ngân sách, hạn chế khối lượng tiền mặt tồn dư tại các đơn vị quá lớn.

Khi tăng cường kiểm tra của các cơ quan chức năng không có nghĩa là hạ thấp vai trò kiểm soát nội bộ của các cơ quan quản lý giáo dục mà kiểm soát nội bộ cũng phải thực hiện đều đặn, hỗ trợ tích cực cho công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng, để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi phải thực hiện nghiêm túc quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán.

83

Trong lĩnh vực đầu tư XDCB, phải từng bước chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra thanh tra đối với các chương trình dự án đầu tư cho giáo dục đào tạo. Việc tăng cường công tác này là hết sức cần thiết, giữ vững kỷ cương trong lĩnh vực tài chính đầu tư, yêu cầu các tổ chức, cá nhân có công trình dự án phải chấp hành nghiêm chỉnh đồng thời qua đó đánh giá được hiệu quả vốn ngân sách và các nguồn vốn khác đầu tư cho GD&ĐT.

Xem xét giao nhiệm vụ cho KBNN vừa kiểm soát chi và tổ chức hạch toán kế toán NSNN đồng thời thực hiện lập quyết toán NSNN. Trường hợp vẫn qui định cơ quan Tài chính tổng hợp quyết toán thì cần cải tiến hệ thống mẫu biểu báo cáo của hai cơ quan tại từng cấp ngân sách để thống nhất về nội dung, chỉ tiêu báo cáo và thực hiện so sánh đối chiếu được số liệu giữa hai cơ quan. Có sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc điều hành, cấp phát và sử dụng kinh phí sẽ góp phầnnâng cao hiệu quả sử dụng NSĐP nói chung, sử dụng ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐT nói riêng.

3.5 NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN GIẢI

PHÁP

Để thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, cần thiết phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

Thứ nhất: Phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của HĐND, UBND tỉnh trong việc điều hành ngân sách địa phương. Sự chỉ dạo kịp thời của các cấp ủy đảng chính quyền địa phương trong công tác quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐT.

Các cấp, các ngành cần nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐT. Để từ đó có sự phối hợp tốt của tất cả các cơ quan liên quan, làm tham mưu UBND tỉnh trong việc điều hành ngân sách địa phương.

Thứ hai: Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tạo ra sự tuân thủ và tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh trong các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức là những nhân tố có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội.

Thứ ba: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐT. Các ngành, các cấp cần bố trí kinh phí để trang bị phần

84

mềm kế toán đồng bộ cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Hiện nay, khối giáo dục còn rất nhiều trường chưa được trang bị phần mềm hoặc được trang bị những phần mềm đã lạc hậu mà chưa được nâng cấp. Hệ quả, báo cáo tài chính không phản ánh đầy đủ số liệu, mẫu biểu kế toán còn thiếu…Điều này gây khó khăn cho chính thủ trưởng đơn vị thụ hưởng ngân sách, cơ quan quản lý ngân sách cấp trên trong việc thẩm tra quyết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh vĩnh long (Trang 87)