7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
3.5 NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
PHÁP
Để thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, cần thiết phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
Thứ nhất: Phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của HĐND, UBND tỉnh trong việc điều hành ngân sách địa phương. Sự chỉ dạo kịp thời của các cấp ủy đảng chính quyền địa phương trong công tác quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐT.
Các cấp, các ngành cần nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐT. Để từ đó có sự phối hợp tốt của tất cả các cơ quan liên quan, làm tham mưu UBND tỉnh trong việc điều hành ngân sách địa phương.
Thứ hai: Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tạo ra sự tuân thủ và tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh trong các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức là những nhân tố có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội.
Thứ ba: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐT. Các ngành, các cấp cần bố trí kinh phí để trang bị phần
84
mềm kế toán đồng bộ cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Hiện nay, khối giáo dục còn rất nhiều trường chưa được trang bị phần mềm hoặc được trang bị những phần mềm đã lạc hậu mà chưa được nâng cấp. Hệ quả, báo cáo tài chính không phản ánh đầy đủ số liệu, mẫu biểu kế toán còn thiếu…Điều này gây khó khăn cho chính thủ trưởng đơn vị thụ hưởng ngân sách, cơ quan quản lý ngân sách cấp trên trong việc thẩm tra quyết toán báo cáo tài chính ngân sách năm. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách giúp quy trình thủ tục đơn giản, gọn nhẹ và có tính khoa học cao.
Quan tâm đến chất lượng các phần mềm kế toán, trang bị thêm máy vi tính, thực hiện kết nối mạng nội bộ, mạng internet,… cho các đơn vị sử dụng ngân sách.
Thứ tư: Tăng cường nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ quản lý ngân sách cho GD&ĐTở các cấp.
Xuất phát từ thực trạng thời gian vừa qua cán bộ làm công tác quản lý tại các đơn vị cơsở GD&ĐT chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý; chủ tài khoản các đơn vị chỉ sâu về quản lý chuyên môn giáo dục không am hiểu về quản lý tài chính, đội ngũ cán bộ kế toán nhất là tại các đơn vị dự toán cấp huyện không thành thạo nghiệp vụ chuyên môn, có một số lại phải kiêm nhiệm các công việc khác nhau.
Để đáp ứng được yêu cầu trên, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính tại các đơn vị cơsở phải có đủ trình độ, năng lực chuyên môn để quản lý chặt chẽ và hạch toán đầy đủ, rõ ràng các khoản chi từ các nguồn khác nhau. Vì vậy, cũng cố nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính tại các đơn vị cơ sở giáo dục đào tạo cần chú trọng đến việc thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý tài chính nói chung, công tác kế toán nói riêng cho đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán ở các cơsở. Trong thời gian tới cần tập trung rà soát, đánh giá khả năng nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ này để có các phương án sắp xếp lại thích hợp.
Có chính sách thu hút người giỏi về làm công tác quản lý chi ngân sách ở tất cả các khâu. Sở Tài chính là đầu mối trong việc đào tạo, tập huấn cán bộ chuyên quản ngân sách của cơ quan mình, của Sở GD&ĐT, các sở ngành khác.
Thứ năm: Đảm bảo cân đối nguồn ngân sách địa phương cho sự nghiệp GD&ĐT. Tỉnh Vĩnh Long là địa phương cònnghèo, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, chi
85
ngân sách cho GD&ĐT hàng năm phải hưởng trợ cấp từ ngân sách TW. Muốn đạt được cơ cấu chi ngân sách cho GD&ĐT hợp lý phải có nguồn thu ổn định. Vì vậy, ngoài việc tích cực tranh thủ sự quan tâm của các Bộ, ngành ở TW, phải soát xét lại các chính sách đặc thù của địa phương đã ban hành trên cơ sở dự kiến để nguồn ngân sách có thể đáp ứng được, khắc phục tình trạng một số chính sách ban hành nhưng không có nguồn để bố trí.
Thứ sáu: Động viên thu hút rộng rãi các nguồn vốn xã hội để đầu tư phát triển mạnh dịch vụ công. Giao quyền tự chủ đầy đủ nhất cho các đơn vị sự nghiệp GD&ĐT cả về tổ chức, biên chế, tự chủ tài chính, đồng thời đẩy mạnh tiến trình xã hội hóa lĩnh vực GD&ĐTnhằm huy động nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển GD&ĐT. Chuyển đổi việc cung cấp một phần dịch vụ công từ nhà nước cho các thành phần kinh tế khác thực hiện.
Cần dứt bỏ quan điểm chỉ dùng NSNN để đầu tư mà cần có nhiều cơ chế chính sách để khơi nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội, các thành phần kinh tế trong nước và đầu tư nước ngoài.
Thứ bảy: Nâng cao tính minh bạch, tăng cường giám sát và có chế tài rõ ràng trong điều hành ngân sách. Các đơn vị hành chính sự nghiệp phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện công khai quyết toán chi đến chương, loại, khoản, mục, tiểu mục chi ngân sách bằng các hình thức thông báo trong hội nghị tổng kết năm, hội nghị cán bộ công nhân viên chức, thực hiện niêm yết quyết toán tại cơ quan để cán bộ công nhân viên biết, qua đó góp phần tăng cường kiểm tra, giám sát, góp phần làm lành mạnh, minh bạch hóa chi tiêu ngân sách, tăng cương hiệu quả sử dụng ngân sách, chống lãng phí.
Thứ tám:Tăng cường vai trò thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định hiện nay, tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và đãđược thủ trưởng các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách chuẩn chi.
86
Lực lượng thanh tra tài chính của tỉnh Vĩnh Long hiện nay còn mỏng so với số lượng đơn vị sử dụng ngân sách cho GD&ĐT trên địa bàn. Công tác thanh tra ngân sách mới chỉ làm được một số vụ, việc điển hình, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của tài chính các ngành, tài chính các đơn vị cơ sở. Tuy nhiên qua những đợt thanh tra đã kịp thời chấn chỉnh rút kinh nghiệm đối với kế toán đơn vị về những khoản chi không đúng quy định, chi vượt chế độ cho phép. Chấn chỉnh kịp thời đối với cán bộ chuyên quản của các sở ngành về trách nhiệm của công tác quản lý ngân sách cấp trên. Có những đơn vị sử dụng ngân sách trong thời gian dài không trích 40% làm nguồn CCTL theo quy định nhưng không được nhắc nhở kịp thời,..Những sai phạm này nếu không có lực lượng thanh tra, kiểm tra sẽ khó phát hiện. Làm ảnh hưởng đến công tác quản lý chung về ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐTtỉnh nhà.
87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, luận văn đã khái quát được những phương hướng, mục tiêu của công tác quản lý chi NSNN. Luận văn cũng nêu lên một số quan điểm cơ bản trong công tác quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐT tỉnh Vĩnh Long. Qua đó, tác giả luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐTtỉnh nhà trong thời gian tới. Nêu lên một số điều kiện để thực hiện tốt các giải pháp nêu trên.
88
KẾT LUẬN
Công tác quản lý chi NSNN nói chung, quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nói riêng ngày càng đi vào nền nếp, có chiều sâu. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cần bổ sung một số vấn đề của nội dung công tác quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐTngày càng được hoàn thiện hơn. Sử dụng nhiều phương pháp như thống kê, tổng hợp, phân tích giữa lý thuyết với thực tiễn. Đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh Vĩnh Long”đã tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề sau:
Thứ nhất, luận văn đã đề cập một số vấn đề lý luận chung về NSNN, nguyên tắc tổ chức NSNN, vai trò của NSNN, Chi NSNN, nội dung của công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT. Luận văn đi sâu và làm rõ các nội dung của công tác quản lý chi NSNN về Xây dựng định mức chi, lập và phân bổ dự toán NSNN, công tác chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm toán các khoản chi ngân sách. Đồng thời luận văn nêu lên được sự cần thiết phải quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT. Nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐTtrong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai: Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu, luận văn đã
đi sâu phân tích về chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐTtrên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 – 2014, từ đó đánh giá được thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐTtỉnh nhà.
Thứ ba: Từ cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT ở chương 2. Chương 3, luận văn đã nêu lên được mục tiêu, phương hướng của quản lý chi NSNN, một số quan điểm cơ bản công tác quản lý chi NSNN. Đồng thời, luận văn cũng nêu ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tỉnh Vĩnh Long thời gian tới. Một là, hoàn thiện các văn bản pháp quy. Hai là, hoàn thiện bộ máy quản lý chi NSNN. Ba là, hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp GD&ĐT. Bốn là, hoànthiện quy trình quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT. Toàn bộ nội dung của các chương đã phân tích làm sáng tỏ chủ đề của luận văn: “Hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh Vĩnh Long”.
89
Tác giả xin chân thành cảm ơn cáccơ quan, các cá nhân, đặc biệt là TS. Lê Xuân Quangđã tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài. Tác giả rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô, bạn bè và đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Quỳnh Thơ, (2013), Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh, Luận án Tiến sĩ, Học viện Tài chính.
2. Dương Đăng Chinh, Đặng Văn Khoan, (2007), Giáo trình Tài chính công, NXB
Tài chính, Hà Nội.
3. Dương Thị Bình Minh (2005), Tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội.
4. Đặng Thị Hạnh, (2009), Tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục
công lập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, thực trạng và giải pháp. Luận văn Thạc sĩ kinh tế.
5. Đỗ Thị Phương Thảo, (2010), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập ở tỉnh Ninh Bình.Luận văn Thạc sĩ kinh tế. 6. Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Quản lý NSNN, NXB Thống kê.
7. Nguyễn Công Nghiệp (1996), “51TXây 51T53Tdựng qui trình lập kế hoạch và cơ chế điều hành ngân sách giáo dục - đào tạo”,53Tđề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bộ Tài chính.
8. Nguyễn Thị Minh Hòa, (2011), Cải tiến và đổi mới về cơ chế quản lý tài chính đối với tổ chức sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo.
9. Nguyễn Thị Minh Tâm, (2007), Tác động của Ngân sách Giáo dục-đào tạo Việt Nam.
10. Nhiều tác giả, Khoán chi hành chính – Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước.
11. Phan Văn Dũng (2008), Tăng cường công tác quản lý Ngân sách gáo dục – đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
12. Phạm Thị Minh Việt, (2006), Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với hoạt động giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sĩ kinh tế.
91
trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Trường Đại học Tài chính Kế toán, Hà Nội.
14. Tô Thiện Hiền, (2012), Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh An Giang, Luận án tiến sĩ Trường Đại học Ngân hàng
15. Trịnh Thị Hà (2013), Nâng cao hiệu quả chi NSNN tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Luận văn cao học Trường Đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh.
16. Võ Đình Hảo, (1993), Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính, NXB Chính trị quốc gia.