Nguyễn Thị Kim Cúc 63 K59 – Kinh tế chính trị
Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp có hiệu quả, tạo cơ hội giải quyết việc làm cho người lao động, tỉnh cần phải tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau:
* Về trồng trọt: Lấy hiệu quả kinh tế cao trên một diện tích để bố trí cây
trồng.
- Chuyển 10 – 15% diện tích cấy lúa sang nuôi trồng các cây, các con khác có giá trị kinh tế cao hơn (tuỳ thuộc vào điều kiện của từng huyện). Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 45 triệu đồng/ha, năm 2020 đạt 50 triệu đồng/ha trở nên. Phân vùng, quy hoạch, dồn điền đổi thửa để xây dựng, phát triển và nhân rộng mô hình “cánh đồng 50 triệu/ha/năm” [40,29].
- Phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu; cải tạo và tận dụng đất ven đường, đất ở công cộng, đất dân cư để phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao để tăng thêm thu nhập cho người lao động.
* Về chăn nuôi: Đổi mới cơ cấu cải tạo giống, chú trọng các vật nuôi có thị
trường tiêu thụ và giá trị kinh tế cao.
- Tập trung phát triển mạnh đàn lợn hướng nạc và các con gia cầm siêu thịt, siêu trứng.
- Xây dựng và phát triển điểm nuôi ong mật ở huyện Chí Linh, tiến tới phát triển và nhân rộng nuôi ong mật sang các huyện khác; hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, an toàn dịch bệnh.
- Sản xuất đủ thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi để kịp thời và chủ động nguồn thức ăn tại chỗ cho chăn nuôi, đảm bảo cho chăn nuôi phát triển nhanh và bền vững.
3.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp
Mục tiêu phát triển công nghiệp giai đoạn 2010 – 1015 của tỉnh là tập trung đầu tư phát triển mạnh mẽ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Hình thành một số