Nguyễn Thị Kim Cúc 51 K59 – Kinh tế chính trị
dẫn đến tình trạng không chỉ thừa lao động phổ thông mà còn thừa cả lao động ngay sau khi đã đào tạo.
- Giải quyết việc làm cho người lao động còn thiếu bền vững, thu nhập của người lao động còn thấp.
- Còn thiếu những chính sách kinh tế hữu hiệu, đủ mạnh để thu hút đầu tư, khai thác mọi nguồn lực phát triển kinh tế, tạo mở việc làm. Vai trò quan lý Nhà nước về lao động và việc làm ở tỉnh còn nhiều bất cấp, khả năng hoạch định chính sách về lao động và việc làm còn nhiều hạn chế: qua nhiều khâu trung gian, giám sát, đánh giá khách quan chính xác.
2.3.2.2. Nguyên nhân
- Hải Dương vẫn là tỉnh nông nghiệp, điểm xuất phát thấp, tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ nhỏ bé.
- Do ảnh hưởng của việc tăng nhanh dân số từ những năm trước đây dẫn đến tăng lao động gây ra sức ép cho công tác giải quyết việc làm và tạo việc làm cho người lao động.
- Mâu thuẫn giữa cung – cầu lao động gay gắt, trong khi nguồn cung chủ yếu là lao động phổ thông, thì cầu về lao động lại đòi hỏi chủ yếu là lao động lành nghề làm cho quan hệ cung – cầu lao động vốn dĩ đã mất cân đối nay lại càng gay gắt hơn, dẫn đến một thực tế hiện nay là: trong khi hàng chục ngàn người lao động đang không tìm được việc làm thì ở một số ngành nghề và nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh lại đang thiếu lao động kĩ thuật phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Tình trạng vừa thiếu lại vừa thừa lao động đã gây ra nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết việc làm là lực cản lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội chưa thực sự tác động tích cực đến tăng trưởng việc làm cao và ổn định. Sau đây là một số biểu hiện: