Nguyễn Thị Kim Cúc 67 K59 – Kinh tế chính trị

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 68)

Nguyễn Thị Kim Cúc 67 K59 – Kinh tế chính trị

bàn tay vàng; Bằng lao động sáng tạo…để động viên, khuyến khích mọi người rèn luyện, nâng cao tay nghề.

- Đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong các thành phần kinh tế chủ động tìm kiếm thị trường theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết.

Sở thương mại chịu trách nhiệm cùng các ngành liên quan, các doanh nghiệp, người sản xuất tìm kiếm thị trường; tổ chức giới thiệu sản phẩm làng nghề trong tỉnh qua các hội chợ triển lãm, qua mạng Internet để tìm kiếm khách hàng; tổ chức thông tin thị trường, nâng cao năng lực nghiên cứu, xây dựng chiến lược thị trường, phục vụ có hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Tăng cường công tác đào tạo nghề cho người lao động.

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo cho nhiều loại đối tượng như: đào tạo chủ doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật bằng các hình thức đào tạo tập trung, kèm cặp, truyền, dạy nghề tại cơ sở. Khuyến khích các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp đào tạo nghề; du nhập và dạy nghề trong nông thôn; mời các chuyên gia giỏi về địa phương dạy nghề…

- Tạo điều kiện thuận lợi phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn làm đầu tàu, nòng cốt, cung ứng nguyên liệu, tổ chức sản xuất, đổi mới công nghệ, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề…

- Chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái cho các làng nghề.

Khi quy hoạch phát triển làng nghề và các vùng sản xuất nguyên liệu phải chú ý giải quyết các vấn đề vệ sinh môi trường để đảm bảo sức khỏe và nâng cao đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)