Nguyễn Thị Kim Cúc 66 K59 – Kinh tế chính trị 3.2.2. Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống
Nghề và làng nghề ở Hải Dương đã có từ lâu đời, nhiều nghề và làng nghề truyền thống đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm nay.
Từ khi thị trường truyền thống (bao gồm Liên Xô cũ và Đông Âu) bị thu hẹp, một số nghề và làng nghề truyền thống bị mai một. Việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống giữ vai trò quan trọng và là một biện pháp để giải quyết việc làm cho người lao động; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu: công – nông nghiệp – dịch vụ ở nông thôn; xóa đói giảm nghèo, đổi mới bộ mặt nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân đan trong tỉnh.
Tuy nhiên, việc khôi phục và phát triển nghề và làng nghề nhìn chung cón chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, phần lớn các sản phẩm sản xuất ra với công nghệ lạc hậu, chủ yếu là làm thủ công, chất lượng kém,mẫu mã đơn điệu, sức cạnh tranh hạn chế, bị ép cấp, ép giá, dẫn tới thu nhập của người lao động thấp.
Để thực hiện tốt việc khôi phục, phát triển nghề và làng nghề trong tỉnh, nhằm góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, cần:
- Khuyến khích hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển làng nghề.
Tỉnh cần xây dựng chính sách hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực có nghề và làng nghề tập trung, chính sách ưu đãi vốn và về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hàng năm tỉnh dành một phần ngân sách từ quỹ khuyến công, quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, quỹ giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo…hỗ trợ cho việc đào tạo nguồn nhân lực, đưa công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, xử lý ô nhiễm môi trường. Tôn vinh, khen thưởng những người có công đưa nghề về địa phương; suy tôn kịp thời các danh hiệu cao quý: Nghệ nhân, Người có