Nguyễn Thị Kim Cúc 71 K59 – Kinh tế chính trị

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay (Trang 71 - 72)

Nguyễn Thị Kim Cúc 71 K59 – Kinh tế chính trị 3.2.5. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động

Để đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động không những có vai trò quyết định trong việc thực hiện thành công sự nghiệp CNH – HĐH, phát triển toàn diện kinh tế - xã hội mà còn tạo điều kiện cho mỗi con người có thể tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập cao hơn, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầ thứ IX của Đảng đã xác định: “Pháp triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH, là điều kiện cơ bản để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [32,108].

Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề của tỉnh còn nhiều thiếu sót tồn tại, hệ thống các trường dạy nghề và các cơ sở dạy nghề chỉ tập trung ở thành phố Hải Dương và thị xã Chí Linh chưa phân bố đều trong các huyện, số lượng cơ sở dạy nghề hiện có chỉ đáp ứng được khoảng 43% nhu cầu học nghề. Cơ cấu đào tạo nghề chưa hợp lý, một số nghề chưa được đưa vào chương trình đào tạo dẫn đến cơ cấu lao động sau đào tạo không đồng bộ, hẫng hụt lao động trên nhiều lĩnh vực. Chất lượng đào tạo kém, số người chưa qua đào tạo nghề còn rất lớn chiếm khoảng 79,8% lực lượng lao động của tỉnh. Để khắc phục những yếu kém tồn tại trên, trong thời gian tới công tác đào tạo nghề của tỉnh cần tập trung thực hiện tốt những giải pháp chủ yếu sau:

Một là, tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội. Tuyên truyền, nâng cao

nhận thức xã hội làm chuyển biến sâu sắc nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò “quốc sách hàng đầu” của công tác đào tạo nghề đối với sự phát triển phồn vinh của xã hội, cũng như đối với việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình. Tổ chức, phát động và duy trì các phong trào thi đua “luyện tay nghề, thi thợ giỏi”, tôn vinh về giá trị xã hội với các danh hiệu cao quý như:

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)