Nguyễn Thị Kim Cúc 70 K59 – Kinh tế chính trị
Ba là, xây dựng – hoàn thiên hệ thống quản lí xuất khẩu lao động đồng bộ, vững mạnh. Cần phải đổi mới hệ thống quản lí xuất khẩu lao động theo hướng
giảm dần đầu mối trung gian, hoàn thiện bộ máy tinh – gọn nhưng hiệu quả hoạt động cao, chỉ có như vậy mới tránh được những tiêu cực và giảm được chi phí do bộ máy quản lí cồng kềnh, hiệu quả mang lại thấp. Cần phải tuyển chọn cán bộ quản lí xuất khẩu lao động có phẩm chất đạo đức trong sạch, có trình độ quản lý và trình độ ngoại ngữ thông thạo, hiểu được phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của đất nước và địa phương có lao động Việt Nam đến làm việc. Người quản lý phải là người đại diện bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Bốn là, đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền đối với hoạt động xuất khẩu lao động. Công tác thông tin, tuyên truyền là biện pháp quan trọng nhằm
ngăn ngừa những hành vi tiêu cực trong hoạt động xuất khẩu lao động. Vì vậy, cần tăng cường hoạt động thông tin, tuyên truyền rộng rãi, công khai trong nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động, giúp cho nhân dân nắm được yêu cầu, tiêu chuẩn đặt ra đối với những người đi xuất khẩu lao động. Qua đó mà phòng và tránh được các mánh khóe lừa đảo và các hành vi tiêu cực trong hoạt động xuất khẩu lao động.
Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động xuất khẩu lao động. Tỉnh nhà cần có cơ chế và biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng
tiêu cực trong hoạt động xuất khẩu lao động. Phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật bất kì tổ chức, cá nhân nào có hành vi lừa gạt, chiếm đoạt tài sản hoặc thiếu trách nhiệm khi tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động theo luật định.