Nguyễn Thị Kim Cúc 45 K59 – Kinh tế chính trị
3.104 người lao động ở nông thôn. Công tác xuất khẩu lao động được chú trọng đặc biệt, có trên 3.000 lao động đi xuất khẩu trong năm 2011(chủ yếu là lao đô ̣ng ở khu vực nông thôn) . Năm qua, tỉnh cũng đã tiếp nhận 882 lao động Liby về nước, đã hỗ trợ dạy nghề, tìm việc làm và giải quyết khó khăn ban đầu cho số lao động này. Cũng trong năm 2011, 383 giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Hải Dương đã được cấp giấy phép, công tác quản lý tình hình người nước ngoài lao động tại tỉnh nhà được thực hiện tốt.
Như vậy, số lao động tham gia xuất khẩu tăng đã làm tăng thêm thu nhập cho một số gia đình ở nông thôn. Ở những hộ gia đình có tiền do người thân gửi về đã trở thành điều kiện cơ bản để gia đình mở mang kinh tế, tạo thêm việc làm.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn nông thôn tỉnh Hải Dương vẫn còn một số mặt hạn chế cần khắc phục:
-Hiện nay, chưa có doanh nghiệp nào đủ mạnh để trực tiếp xuất khẩu lao động với thị trường nước ngoài mà chủ yếu vẫn dựa vào các Trung tâm xúc tiến việc làm của các đoàn thể. Các trung tâm này chỉ làm chức năng môi giới.
-Chưa hình thành được trung tâm đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
- Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong tổ chức triển khai chính sách xuất khẩu lao động chưa tốt.
2.2.2.4. Thực hiện nhiều chính sách và chương trình giải quyết việc làm cho nông nghiệp, nông thôn
UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách về tài chính, hỗ trợ đào tạo nghề cho các cơ sở sản xuất, tháo gỡ khó khăn cho cơ sở và giảm được chi phí sản xuất cho người lao động như: Chính sách vay vốn ưu đãi đã giải quyết một phần khó khăn cho các doanh nghiệp và hộ gia đình tạo cho họ cơ hội mở rộng sản xuất, thu