Nguyễn Thị Kim Cúc 55 K59 – Kinh tế chính trị
lại nền kinh tế. Kết hợp tăng trưởng việc làm với không ngừng nâng cao chất lượng việc làm. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, mở các ngành nghề, các cơ sở sản xuất, dịch vụ có khả năng tạo nhiều việc làm mới; đẩy nhanh xuất khẩu lao động và chuyên gia. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp giải quyết việc làm thông qua thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm.
Trên cơ sở những quan điểm trên, để giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Hải Dương đạt hiệu quả cao, cần thống nhất những quan điểm chỉ đạo như sau:
Một là, cần phải có nhận thức và quan niệm đúng đắn về việc làm.
Nhằm sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, tạo mở được nhiều việc làm, trước hết phải có quan niệm, nhận thức đúng đắn về việc làm. Điều 13 – Chương II của Bộ Luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” [25,42]. Với quy định trên thì tất cả những người làm việc ở các thành phần kinh tế đều được coi là việc làm. Từ đó xóa bỏ tâm lý nặng nề coi trọng lao động làm việc trong khu vực nhà nước, coi thường và xem nhẹ lao động làm việc ngoài khu vực nhà nước.
Hai là, phải đa dạng hóa giải quyết việc làm cho người lao động.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, ở mọi cấp, mọi ngành, mọi thành phần kinh tế cùng tạo việc làm cho người lao động.
Nhà nước sẽ hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chương tình giải quyết việc làm.Có hệ thống chính sách ưu đãi, tạo ra môi trường và điều kiện để người lao động tự do làm ăn, tự do tạo việc làm cho mình và cho người khác đúng pháp luật, phát huy mức cao nhất nhân tố con người và khả năng sáng tạo của con người.