Nguyễn Thị Kim Cúc 72 K59 – Kinh tế chính trị
“bàn tay vàng”, nghệ nhân…cho những người có tay nghề giỏi, tạo ra phong trào thi đua yêu nước trong lĩnh vực đào tạo nghề, học nghề.
Hai là, quy hoạch lại mạng lưới, đa dạng hóa các loại hình trường lớp dạy nghề. Sắp xếp lại hệ thống trường và cơ sở dạy nghề theo hướng chuyên sâu. Duy
trì và củng cố bốn trường hợp hiện có (Trường công nhân kĩ thuật, trường dạy nghề giao thông, trường công nhân xây dựng, trường dạy chữ - dạy nghề cho người tàn tật). Phương thức hoạt động của các trung tâm thực hiện theo quy định của pháp luật về đào tạo; dạy nghề phải gắn với nhu cầu lao động của từng vùng, củng cố các cơ sở dạy nghề thuộc các tổ chức xã hội, các hợp tác xã và tư nhân theo hướng chuyên sâu, nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng để giúp cho người lao động cần gì học nấy, phục vụ kịp thời nhu cầu giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ.
Ba là, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề. Căn cứ vào
nhu cầu lao động trên các lĩnh vực để đào tạo có kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm từng ngành, để đáp ứng kịp thời cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ để đổi mới phương pháp dạy nghề nhằm đảm bảo cho người học vừa tiếp thu được kiến thức cơ bản, vừa nắm chắc được kỹ nghệ thực hành. Cần phải huy động các chuyên gia, các nghệ nhân, những thợ giỏi (tay nghề cao) tham gia xây dựng nội dung, chương trình đào tạo phải bám sát nhu cầu xã hội, theo hướng tiếp cận trình độ khoa học công nghệ tiên tiến ở khu vực và trên thế giới; ưu tiên các lĩnh vực công nghệ phục vụ cho sự nghiệp CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Bốn là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên dạy nghề. Tỉnh cần tập
trung xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ và chất lượng; đáp ứng được yêu cầu vừa tăng được quy mô, vừa nâng cao được chất lượng hiệu quả đào tạo. Cần xây dựng chính sách,