Nguyễn Thị Kim Cúc 49 K59 – Kinh tế chính trị
thức của lao động nông thôn để họ từng bước đủ khả năng tham gia thị trường lao động và chủ động tự tạo việc làm tại nông thôn.
- Xuất khẩu lao động được coi là mũi nhọn góp phần làm giàu cho người lao động, xây dựng lực lượng lao động cho sự nghiệp CNH,HĐH.
2.3.1.2. Nguyên nhân
- Những thành tựu trên bắt nguồn từ chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước và Tỉnh ủy, HĐNH, UBND tỉnh về đổi mới trong lĩnh vực lao động và việc làm. Thực chất đó là sự thay đổi về nhận thức, đổi mới tư duy trong lĩnh vực lao động và việc làm phù hợp với nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, đã giải phóng được sức sản xuất, giải phóng và phát huy mọi tiềm năng sức lao động, khơi dậy tiềm năng của mỗi người và của cả cộng đồng, coi trọng giá trị lao động, mở rộng cơ hội cho mọi người cùng phát triển.
- Người lao động đã năng động, chủ động tự tạo việc làm cho mình và cho xã hội, không thụ động, trông chờ vào sự bố trí của nhà nước. Người sử dụng lao động được khuyến khích đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo việc làm trong xã hội, mọi người tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của bản thân mình, từ đó phát huy được năng lực sáng tạo làm việc, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý và điều kiện kinh tế, kỹ thuật để có môi trường đầu tư lành mạnh của toàn xã hội, khuyến khích mọi người đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tạo việc làm cho mình và thu hút lao động xã hội. Đồng thời, đảm bảo lao động được tự do hành nghề, tự do liện kết, tự do thuê mướn lao động theo pháp luật và hướng dẫn của Nhà nước, mọi hoạt động có ích đem lại thu nhập mà không bị pháp luật cấm đều được coi là việc làm.
- Nhà nước, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã hình thành và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, chương tình phát