Nguyễn Thị Kim Cúc 60 K59 – Kinh tế chính trị

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay (Trang 60 - 61)

Nguyễn Thị Kim Cúc 60 K59 – Kinh tế chính trị

mại – dịch vụ ở các thị trấn, thị tứ; gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, sản xuất với thị trường, hình thành sự liên kết chặt chẽ công – nông nghiệp – dịch vụ – thị trường.

- Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con người, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – công nghệ để nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

- Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế với các vấn đề xã hội; CHN – HĐH nông nghiệp, nông thôn với xây dựng tiềm lực và thế trận an ninh nhân dân nhằm giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

3.1.2.3. Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ lựa chọn công nghệ phù hợp thu hút nhiều lao động

Hải Dương là tỉnh có kinh tế thuần nông, lực lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng nguồn lao động chưa cao. Vì vậy, phát triển các loại hình doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ là rất phù hợp với trình độ của người lao động, phù hợp với khả năng huy động vốn.

Thực tiễn những năm qua đã khẳng định việc phát triển các loại hình doanh nghiệp trên đã giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn người lao động. Từ đó cho thấy, nếu tỉnh có cơ chê chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thì số lao động có việc làm ngày càng tăng lên hơn nữa. Muốn làm được như vậy, cần thực hiện tốt các định hướng sau:

- Xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đẩy mạnh cải cách hành chính, áp dụng có hiệu

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)