Nguyễn Thị Kim Cúc 65 K59 – Kinh tế chính trị
mặt chất, tạo ra một lực lượng lao động mới ở nông thôn từ lao động phổ thông trở thành lao động có kỹ thuật.
3.2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành thương mại – dịch vụ
Thương mại – dịch vụ là một ngành có khả năng thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia, đẩy mạnh phát triển thương mại – dịch vụ sẽ tạo ra nhiều cơ hội giải quyết được nhiều chỗ làm việc mới cho người lao động.
Để thực hiện chuyển dịc cơ cấu ngành thương mại – dịch vụ đạt hiệu quả, góp phần tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, cần tập trung vào giải quyết tốt những vấn đề sau đây:
- Quy hoạch, phát triển tốt hệ thống thương mại – dịch vụ phù hợp với nền kinh tế thị trường. Đẩy mạnh hoạt động thông tin, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. Phát huy tiềm năng du lịch tự nhiên, sinh thái, du lịch văn hóa của tỉnh, gắn với tổng thể du lịch đồng bằng sông Hồng và cả nước, mở rộng dịch vụ du lịch quốc tế.
- Phát triển mạnh mẽ hệ thống thương mại nhiều thành phần, kiên quyết xóa bỏ tình trạng gây ách tắc cản trở sản xuất kinh doanh; bảo vệ quyền lợi của người kinh doanh và người tiêu dùng trong khuôn khổ pháp luật quy định.
- Đầu tư, phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ để tương xứng và phát huy được vai trò vừa là động lực, vừa là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội.
- Quy hoạch lại mạng lưới chợ ở khu vực nông thôn, đặc biệt là chợ đầu mối trung tâm cụm xã, liên xã, thị trấn, thị tứ; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có môi trường để giao lưu hàng hóa – dịch vụ.
- Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên có đủ năng lực và trình độ phục vụ trong ngành thương mại – dịch vụ.