Nguyễn Thị Kim Cúc 77 K59 – Kinh tế chính trị
KẾT LUẬN
Việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để giải quyết việc làm cho lao động xã hội, thông qua các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội và các chương trình, dự án giải quyết việc làm. Nhờ đó hàng năm chúng ta đã giải quyết được việc làm cho hàng triệu người lao động, cơ cấu lao động từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ lệ thất nghiệp của lao động thành thị đã giảm dần và tỉ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn tăng dần. Tuy nhiên, do tốc độ dân số còn cao nhất là ở các vùng nông thôn nên hằng năm số người bước vào độ tuổi lao động khá lớn, số người cần được giải quyết việc làm còn tồn đọng nhiều. Do đó, sức ép về việc làm cho người lao động đặc biệt là lao động nông thôn ở Hải Dương là rất lớn.
Nhận thức được vị trí và vai trò của vấn đề giải quyết việc làm cho lao động, nhất là lao động ở nông thôn, trong những năm qua Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh Hải Dương đã có nhiều chủ trương, chính sách để giải quyết việc làm cho người lao động. Trong 5 năm (2006 – 2011) đã tạo ra việc làm cho hàng chục nghìn lao động ở khu vực nông thôn. Hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng lên, chất lượng nguồn lao động bước đầu có tiến bộ, từng bước đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh.
Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vấn đề lao động và việc làm của tỉnh vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót, tồn tại: tỉ lệ người thất nghiệp lớn, số người thiếu việc làm cao đang là hiện tượng phổ biến đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Mặt khác, số lao động chưa qua đào tạo còn quá lớn, chất lượng nguồn lao động còn thấp, tốc độ tặng trưởng kinh tế chậm, cơ chế - chính sách giải quyết việc làm còn thiếu đồng