KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân (Trang 85 - 88)

Học sinh là bộ phận thanh niên đầy tiềm năng, đại diện cho trí tuệ và tương lai của dân tộc. Dân tộc ta có trở nên vẻ vang sánh vai với các cường quốc trên thế giới được hay không, phụ thuộc không nhỏ ở sự nỗ lực học tập, phấn đấu của họ, trong đó có học tập và công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh là dạy cho họ cách ứng xử hài hoà với tự nhiên và xã hội, có phương pháp tư duy và hoạt động thực tiễn khoa học; giúp cho họ hoàn thiện nhân cách và nâng cao lý tưởng cách mạng. Chính vì vậy, giáo dục chính trị, tư tưởng thông qua dạy học môn GDCD trở thành nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong các trường THPT ở nước ta hiện nay.

Trong những năm qua, nhờ sự nỗ lực của các cấp, các ngành, việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS các trường THPT của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn GDCD đã thu được những thành quả đáng khích lệ. Nó đã góp phần hình thành thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, xây dựng lý tưởng cách mạng trong sáng, tạo động lực tinh thần cho HS. Tuy nhiên, việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS các trường THPT của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn GDCD vẫn còn nhiều bất cập. Vì vậy, việc nghiên cứu để đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra các nguyên nhân và tìm ra các giải pháp nhằm phát huy mặt thành công, khắc phục mặt hạn chế là yêu cầu rất cấp bách hiện nay..

Từ kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực trạng giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS các trường THPT của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn GDCD, luận văn rút ra được một số kết luận sau:

1. Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu khách quan và cấp thiết ở các trường THPT của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Để đạt được mục đích cuối cùng của quá trình giáo dục chính trị, tư tưởng đòi hỏi GV phải không ngừng đổi mới PPDH nhằm đào tạo cho đất

nước nguồn nhân lực thực sự để trở thành những con người xã hội chủ nghĩa mới năng động, sáng tạo, có năng lực thực sự, có phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởng chính trị vững vàng cũng như đủ năng lực để đáp ứng cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế.

2. Qua nghiên cứu, đề tài đã hệ thống hoá cơ sở lý luận cho việc nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh và đã tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng giáo dục chính trị, tư tưởng ở một số trường THPT ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Tác giả nhận thấy, kết quả và hạn chế của giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh hiện nay có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Chúng tôi đã đề xuất một số định hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS các trường THPT hiện nay. Về định hướng : Nâng cao nhận thức của các cấp quản lí và đội ngũ giáo viên GDCD, phụ huynh và học sinh về vị trí,vai trò môn GDCD trong giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh trung học phổ thông; Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh trung học phổ thông qua môn Giáo dục công dân phải gắn liền với thực tiễn Gia ; Nâng cao chất lượng dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông và đưa vào môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Đồng thời đề xuất một số giải pháp: Xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho học sinh; Bồi dưỡng và nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giáo viên dạy học môn Giáo dục công dân; Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn Giáo dục công dân theo hướng dạy học tích cực; Nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá và kết quả học tập môn Giáo dục công dân; Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu dạy môn GDCD.

Nhưng để các giải pháp có thể phát huy có hiệu quả, mang tính khả thi cao thì cần phối hợp và thực hiện một cách đồng bộ mới đảm bảo hiệu quả trong giảng dạy môn GDCD.

Từ kết quả nghiên cứu và phân tích thực trạng giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường THPT thông qua giảng dạy môn GDCD ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, có thể nói đây là đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã hết sức cố gắng, song tác giả nhận thấy xung quanh vấn đề nghiên cứu của đề tài còn nhiều vấn đề đặt ra. Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả không thể giải quyết hết mọi vấn đề. Tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn về lý luận và thực tiễn.

Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra một số kiến nghị sau:

Thứ nhất: Các cấp quản lí từ trung ương đến Hiệu trưởng của các trường

cần quan tâm và xác định đúng vị trí, vai trò của môn GDCD ở trường THPT thông qua việc tổ chức thi học sinh giỏi môn GDCD và tiến đến thi tốt nghiệp THPT, thi đại học môn GDCD để tránh được những nhận thức sai lầm làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học môn GDCD nói chung và chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh nói riêng.

Thứ hai: Bộ giáo dục và Đào tạo, các Sở giáo dục và đào tạo cần thường

xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV. Bên cạnh đó, trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại nhằm tạo điều kiện cho quá trình dạy học đạt kết quả cao nhất, qua đó tạo cho HS thái đọ học tập đúng đắn cũng như cách nhìn nhận tích cực hơn đối với môn GDCD.

Thứ ba: Bộ Giáo dục và đào tào cần có các quy định chung đối với môn

GDCD như: GV giảng dạy phải được đào tạo chính quy,đúng chuyên ngành tránh tình trạng dạy học chồng chéo GV nào cũng có thể sang giảng dạy môn GDCD. Nhà nước cũng cần quan tâm nhiều hơn nữa đến đội ngũ GV như chế độ

Một phần của tài liệu Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w