Quá trình đổi mới đất nước trong cơ chế thị trường

Một phần của tài liệu Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân (Trang 44 - 47)

Sự nghiệp đổi mới của nước ta được bắt đầu từ năm 1986. Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã trở thành nền tảng KT - XH của đất nước. Những thành tựu đạt được trong kinh tế đã thổi luồng sinh khí mới vào lĩnh vực chính trị, tư tưởng. Trong quá trình đổi mới, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được đặt trong mối quan hệ khăng khít với công tác tư tưởng và lý luận. Cùng với thực tiễn đổi mới, công tác lý luận đồng thời phát triển bám sát thực tiễn, kịp thời rút ra những kết luận, giữ vai trò định hướng cho nhận thức xã hội nói chung và công tác giáo dục chính trị, tư tưởng ở các trường THPT nói riêng. Trong những điều kiện như vậy, sự phát triển của nền giáo dục nước nhà nói chung và công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nói riêng không tránh khỏi những tác động tích cực lẫn tiêu cực.

Về tác động tích cực: cơ chế thị trường tạo nên sự năng động trong toµn

x· héi và nâng lên đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của nhân. Từ đó, niềm tin của toàn dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố vững chắc. Đây chính là điều kiện khách quan thuận lợi đối với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Nhiều HS vượt khó vươn lên trong học tập, sẵn sàng tham gia phong trào thanh niên tình nguyện, mùa hè xanh, tuổi trẻ lập nghiệp... chính là nhờ họ đã có một lý tưởng sống đúng đắn, cao đẹp. Lý tưởng sống đó không phải tự nhiên mà hình thành, nó được rèn luyện, tu dưỡng, giáo dục.

Dưới áp lực của cạnh tranh, con người trong cơ chế thị trường luôn phải thể hiện, tự khẳng định. Theo đó cơ chế thị trường tạo lập môi trường cạnh tranh ngay trong đội ngũ những người làm công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Quy luật thị trường tạo ra sự sàng lọc khắt khe, sự đào thải nghiêm khắc, đòi hỏi mỗi nhà giáo phải không ngừng vươn lên về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, trau dồi đạo đức… Cơ chế thị trường, theo nghĩa đó, là cơ chế tốt để phát triển đội ngũ giáo viên bớt tính kinh viện, giáo điều, tăng tính thực tiễn, sáng tạo, linh hoạttrong quá trình dạy học.

Sự tác động của kinh tế thị trường và cũng từ chính yêu cầu khách quan của cơ chế kinh tế thị trường đặt ra đòi hỏi công tác giáo dục chính trị, tư tưởng

ë c¸c trêng THPT của Việt Nam hơn 20 năm qua không ngừng được đổi mới cả

về nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, phương pháp quản lý giáo dục... và chính bản thân đội ngũ giáo viên cũng phải đổi mới.

Về tác động tiêu cực: Trong Nghị quyết Trung ương năm, khoá VIII,

Đảng ta đã chỉ ra mặt tiêu cực của kinh tế thị trường đối với tư tưởng, tinh thần của con người là: “...về khách quan mà nói kinh tế thị trường với sức mạnh tự phát ghê gớm của nó đã khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, làm cho người ta chỉ chú ý tới lợi ích vật chất mà coi nhẹ giá trị tinh thần, chỉ chú ý đến lợi ích cá nhân mà coi nhẹ lợi ích cộng đồng, chỉ chú ý lợi ích trước mắt mà coi nhẹ lợi ích lâu dài, cơ bản”[5, tr.29-30]. Hiện nay có một bộ phận HS do nhiều nguyên nhân mà chưa có lý tưởng sống đúng đắn nên họ học hành mang tính đối phó, hoặc chỉ lo cho mình có kiến thức, khả năng để có thể kiếm nhiều tiền mà không quan tâm rèn luyện, nhân cách của mình. Một số HS chỉ quan tâm đến hưởng thụ, chạy theo “mốt” đôi khi bất chấp cả việc xâm phạm lợi ích của người khác, gây tổn hại đến danh dự bản thân, gia đình và tập thể. Một bộ phận khác thì lại lao mình vào cuộc sống vật chất và lo cho khả năng nghề nghiệp để đạt tới lợi ích trước mắt, tiền tài, danh vọng coi đó là cái đích của đời sống hạnh phúc, do vậy trong học tập họ chỉ chú trọng các môn chính, xem nhẹ môn GDCD.

Trong cơ chế thị trường khi những lợi ích cá nhân che lấp lương tâm và trách nhiệm đạo đức, thì sự khôn ngoan, tính năng động, những nỗ lực ý chí không còn là biểu hiện cho sức mạnh bản chất của con người. Trái lại, chúng dễ biến thành phương tiện và kích thích tố cho những thói hư tật xấu. Sự khôn ngoan và tính cách mạnh ở một số người kết hợp với lối sống vị kỷ sẽ dẫn đến sự méo mó nhân cách, làm nảy sinh sự đối lập giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội. Điều này đã làm cho những HS, những giáo viên trượt

vào vòng xoáy tha hóa của kinh tế thị trường, xem thường việc giảng dạy và học tập.

Sự phân tích trên cho thấy, kinh tế thị trường tác động lên nhận thức, tư tưởng con người theo hai xu hướng tích cực và tiêu cực; thành quả công cuộc đổi mới mang nhiều thuận lợi cơ bản cho sự phát triển và đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng nhưng những mâu thuẫn nảy sinh từ đời sống KT - XH cũng trở thành thách thức không nhỏ đối với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh.

Một phần của tài liệu Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w