Nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá và kết quả học tập môn Giáo dục công dân

Một phần của tài liệu Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân (Trang 77 - 79)

Giáo dục công dân

Đổi mới PPDH luôn là yếu tố quan trọng nhất để đổi mới cũng như tăng cường công tác thanh kiểm tra, đánh giá và đồng thời thông qua đổi mới kiểm tra, đánh giá sẽ tạo động lực để đổi mới PPDH. Nâng cao hiệu quả của phương

thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bên cạnh thi viết cần tăng cường thi vấn đáp. Ngay cả đối với thi viết theo hình thức thường làm cũng nên thay đổi sang thi trắc nghiệm kết hợp thi tự luận .Việc đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục công dân góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục chính trị, tư tưởng cho HS thông qua day học môn GDCD ở các trường THPT của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Để làm được điều này cần chú ý những yêu cầu sau:

Thứ nhất, đánh giá phải bám sát mục tiêu, nội dung chương trình môn học là yêu cầu có tính nguyên tắc trong dạy học môn GDCD THPT. Nó định hướng cho việc xây dựng mục tiêu của bài kiểm tra, nội dung và các hình thức kiểm tra cũng như các tiêu chí đánh giá. Đó là yêu cầu cơ bản cần đạt được của mỗi học sinh sau từng tiết hoc, bài học. Việc đánh giá phải được tiến hành thường xuyên, đánh giá khách quan, công bằng, chính xác, kịp thời, trong đó đánh giá đòi hỏi phải nhằm tác dụng giáo dục, khuyến khích và động viên, nhằm định hướng, giúp đỡ và sửa chữa, bổ sung kịp thời những thiếu xót trong quá trình lĩnh hội tri thức.

Thứ hai, do đặc thù tri thức môn học đòi hỏi người GV GDCD bậc THPT nói chung và GV GDCD của huyện, phải biết lựa chọn những phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá sao cho phù hợp và linh hoạt đối với nội dung của từng tiết học, bài học. Đồng thời phải căn cứ vào đặc điểm của từng em, từng lớp học, đánh giá phải phù hợp với năng lực và trình độ nhận thức của HS, đảm bảo tính vừa sức là yêu cầu cơ bản trong việc đổi mới nội dung và PPDH hiện nay.

Thứ tư, đánh giá phải đảm bảo phát huy được tính tích cực của HS là quan điểm chỉ tạo xuyên suốt quá trình đổi mới PPDH nói chung và môn GDCD nói riêng. Đánh giá phải hướng đến mục tiêu phát huy vai trò chủ thể hoạt động hoc tập của HS. Giúp HS hình thành năng lực tự đánh giá, xác định động cơ và

thái độ đúng đắn trong học tập, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách của con người trong thời đại mới.

Vì vậy, đánh giá kết quả, đánh giá thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng, mà phải cả quá trình phấn đấu học tập. Trong tiêu chí kiểm tra, đánh giá là không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức, mà chú trọng vào khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Ở đây, nội dung của đánh giá có thể hơi cao hơn so với trình độ của học sinh, đòi hỏi học sinh phải hiểu nội dung, bản chất của sự việc, không chỉ thuộc một cách máy móc, mà cần phải tư duy, suy luận theo phương pháp tích cực.

Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Phát triển khả năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh để kết hợp sự đánh giá của thầy và sự đánh giá của trò nhằm kích thích tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập và tăng cường tính khách quan của kiểm tra, đánh giá.

Như vậy, phát triển khả năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh để kết hợp sự đánh giá của thầy và sự đánh giá của trò được áp dụng triệt để ở các trường THPT của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa sẽ kích thích được tính chủ động của học sinh trong học tập và tăng cường tính khách quan của kiểm tra, đánh giá. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh kịp thời là năng lực rất cần thiết cho sự thành đạt trong cuộc sống của các em, giúp các em có sự hiểu biết sâu sắc hơn về quyền lợi, trách nhiệm và vai trò của mình.Từ đó sẽ nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS thông qua dạy học môn GDCD.

Một phần của tài liệu Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w