Tình hình giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học

Một phần của tài liệu Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân (Trang 50 - 57)

trung học phổ thông ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân

2.3.1.Một số kết quả đạt được

Thứ nhất chất lượng giáo viên giảng dạy môn GDCD không ngừng được nâng cao

Theo số liệu điều tra ở một số trường phổ thông trung học của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, nhìn chung giáo viên môn GDCD về cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao, tỷ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn thấp. Số giáo viên được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành Giáo dục công dân ở bậc Đại học 60%, còn 40% vẫn là giáo viên dạy kiêm nhiệm, trái ngạch. Một tín hiệu đáng mừng của giáo dục huyện nhà là đã có 01 giáo viên, vượt qua khó khăn để tiếp tục theo học thạc sĩ.

Đối với giáo viên dạy chuyên ngành Giáo dục công dân thì đại đa số đều được đào tạo từ trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm II Vĩnh Phúc, Đại học Vinh, Đại học Sư Phạm Thái nguyên… Hiện nay số lượng giáo viên dạy môn GDCD ở các trường THPT của huyện đã được bố trí tương đối đủ so với định mức lao động, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nói chung về kiến thức được chuẩn hóa; chuyên môn vững vàng.

Đội ngũ giáo viên GDCD được chăm lo bồi dưỡng đã tăng về số lượng và chất lượng. Phong trào tự làm đồ dùng dạy học và sáng kiến kinh nghiệm đã đạt được những kết quả tốt. Các cuộc hội thảo, trao đổi với Sở tư pháp, Ban tuyên giáo tỉnh đã góp phần cung cấp thêm thông tin bổ ích cho giáo viên GDCD, qua đó đã nâng cao chất lượng giáo dục của bộ môn nói chung và chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS nói riêng được nâng lên.

Thứ hai, các trường THPT trong huyện đã quan tâm hơn đến chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD

Các trường THPT trong huyện đã quan tâm, chú trọng hơn đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng thông qua dạy hoc môn GDCD, nhiều trường đã thực hiện chương trình nội khoá có kết quả môn GDCD ở các khối lớp, đặc biệt coi trọng việc rèn đạo đức, nề nếp kỷ cương, nếp sống văn minh giao tiếp, kỷ luật trật tự, giữ gìn an toàn trường học.

Tăng cường giáo dục pháp luật cho học sinh, thực hiện đề án “công tác an toàn trường học và phòng chống ma tuý học đường” nên tình hình trật tự trường học được giữ vững. Ngoài ra các trường đã tăng cường công tác giáo dục những truyền thống cách mạng, lòng nhân ái cho học sinh thông qua các hoạt động như: chữ thập đỏ, xây dựng quỹ vì bạn nghèo, giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt…

Các tổ chức Đoàn, Đội ở các trường đã tổ chức nhiều cuộc thi, nhiều buổi giao lưu và những hoạt động tập thể, tạo ra sân chơi bổ ích để rèn luyện cho học sinh những hành vi, thái độ, tình cảm chuẩn mực. Qua đó, giúp các em có trái tim nhân hậu, tấm lòng bao dung rộng mở, tình bạn, tình thầy trò đúng mực, trong sáng. Những việc làm đó đã tạo ra sự chuyển biến tích cực về nhân cách, đạo đức học sinh. Tình trạng học sinh vô lễ, nói tục, chửi bậy, đánh nhau, gây mất trật tự đã giảm đi rõ dệt. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, kết quả học tập và rèn luyện của các em hàng năm tăng cao

Những việc làm trên đã làm cho chất lượng học tâp môn GDCD nói chung và chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS các trường THPT của huyện nói riêng được nâng lên.

Thứ ba, phương pháp giảng dạy môn GDCD đổi mới theo hướng tích cực

Môn GDCD bậc THPT có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Do nội dung chương trình của môn học liên quan đến các vấn đề triết học, đạo đức, kinh tế, chính trị xã hội và pháp luật nên đòi hỏi tính thực tiễn, giáo dục ý thức công dân. Vì vậy, việc giảng dạy không đơn thuần là chỉ truyền đạt tốt những nội dung, kiến thức là đủ, mà GV môn GDCD đã thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình giảng dạy để nâng cao hơn nữa việc giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục ý thức cho học sinh, cho học sinh tự thấy trách nhiệm của mình đối với bản thân, đối với gia đình và xã hội.

Quán triệt tinh thần đổi mới PPDH ở trường THPT của Bộ Giáo dục - đào tạo, để nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng nói riêng, trong những năm qua GV môn GDCD các trường THPT của huyện Tĩnh Gia đã có nhiều cố gắng, phấn đấu không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, vận dụng các PPDH tích cực vào quá trình giảng dạy. Nhờ đó, GV đã thiết kế, tổ chức được những tiết dạy sôi nổi, gây hứng thú, tò mò học tập của HS, và tri thức của môn GDCD bậc THPT nhìn chung đã được người học tiếp thu hiệu quả hơn, tạo được sự hứng thú, chủ động và sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức cho HS, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS các trường THPT của huyện.

Theo kết quả thăm dò ý kiến của giáo viên trong huyện đối với việc vận dụng các PPDH tích cực vào dạy học môn GDCD của 11 giáo viên các trường THPT của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trong năm học 2014 - 2015, đã cho biết số liệu sau đây:

Bảng 2.1 Sử dụng các PPDH của GV môn GDCD các trường THPT của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

Stt Phương pháp dạy học Không sử dụng (SL/TL) Ít sử dụng (SL/TL) Sử dung thường xuyên (SL/TL) 1 Phương pháp đàm thoại(vấn đáp) 4/11 (36.3%) 7/11 (63.6%) 2 Phương pháp thuyết trình 11/11 (100%)

3 Phương pháp thảo luậnnhóm 4/11 (36.3%) 7/11 (63.6%) 4 Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề 5/11 (45.4%) 6/11 (54.5%) 5 Phương pháp tổ chức trò chơi 3/11 (27.2%) 4/11 (36.3%) 4/11 (36.3%) 6 Phương pháp đóng vai 4/11 (36.3%) 3/11 (27.2%) 4/11 (36.3%) 7 Phương pháp động não 7/11 (63.6%) 4/11 (36.3%) 8 Phương pháp dự án 7/11 (63.6%) 4/11 (36.3%)

(Nguồn: tác giả khảo sát tại các trường THPT của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa)

Từ kết quả trên cho thấy 11/11 giáo viên đã sử dụng các PPDH tích cực, đó là một trong những điểm mạnh cần được phát huy vì khơi dậy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập, học sinh rất thích thú đối với các phương pháp dạy học này. Điều này làm cho chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh được nâng cao. Có 7/11(63.6%) giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp đàm thoại, thảo luận nhóm,đối với các phương pháp khác thì hầu hết GV đều vận dụng như: tổ chức trò chơi trong học tập, phương pháp đóng vai, phương pháp dự án…

Đây là những kết quả đạt được rất đáng ghi nhận mà chúng ta cần phải cố gắng nhiều hơn, để đem đến cho HS những tiết học thiết thực và đạt hiệu quả cao hơn.

Thứ tư, nhận thức của học sinh ngày càng được nâng cao

Với nội dung bài giảng phong phú, sâu sắc và phương pháp giảng dạy hiện đại, GV môn GDCD đã tạo được hứng thú trong mỗi giờ lên lớp, làm cho những tri thức môn GDCD được tiếp nhận một cách tự giác, không gò bó ở mỗi học sinh. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình chuyển hoá tri thức thành thế giới quan, nhân sinh quan trong quá trình giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS. Học sinh THPT nói chung và HS THPT của huyện nói riêng hiện nay rất quan tâm và khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị của đất nước. Điều này phần nào khẳng định thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng trong học sinh

đang có sự thay đổi. Qua khảo sát 100 HS của 2 trường THPT của huyện, (với câu hỏi: trước những vấn đề chính trị, xã hội của đất nước, em thường có thái độ như thế nào?). Kết quả cho thấy cho thấy: có 89,4% học sinh bày tỏ quan tâm tới các vấn đề chính trị của đất nước; 71,3% bày tỏ thái độ bất bình trước các biểu hiện tiêu cực của xã hội.

Thông qua môn GDCD, giáo viên đã trang bị cho học sinh những phạm trù đạo đức cơ bản cần thiết (nghĩa vụ, lương tâm, phẩm chất, danh dự và hạnh phúc…) và trách nhiệm đạo đức của người công dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Rất nhiều em đã khẳng định rằng đây là căn cứ khoa học để các em lựa chọn cho mình nhân cách sống phù hợp với chuẩn mực, giá trị xã hội hiện nay. Từ đó giúp học sinh hiểu, nắm vững và hình thành được những phẩm chất, tính cách quan trọng của bản thân, điều này góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS THPT của huyện.

Ở lớp 11, trong quá trình dạy học môn GDCD, giáo viên đã bước đầu giúp các em hiểu rõ những phạm trù, khái niệm của kinh tế, những quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hoá như: quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh trạnh; hiểu được những vấn đề kinh tế của thời kỳ quá độ lên CNXH. Các em ý thức được trách nhiệm của bản thân trong lao động sản xuất tạo ra của cải cho xã hội. Nhiều em đã nắm được tình hình việc làm và phương hướng cơ bản thực hiện chính sách việc làm ở nước ta hiện nay. Từ đó có định hướng nghề nghiệp phù hợp với với bản thân và yêu cầu phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, các em đã hình thành được ý thức về một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trên 85% học sinh thể hiện thái độ biết phê phán, đấu tranh loại bỏ những tư tưởng phản động phá hoại sự nghiệp cách mạng XHCN của dân tộc ta.

Thông qua việc học tập môn GDCD trong nhà trường, các em được trang bị những kiến thức cơ bản, quan trọng về pháp luật. Đa số các em thấy được tầm quan trọng của luật pháp: “Mọi công dân phải sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Trên cơ sở những tri thức được trang bị, học sinh biết được quyền và

nghĩa vụ của mình, biết điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các giá trị và chuẩn mực của xã hội. Đồng thời biết tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của học sinh trong nhà trường, trong các hoạt động xã hội. Biết tìm cách “tự kiểm soát mình để không bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội”.

Bên cạnh đó, các em hình thành được năng lực phân tích, đánh giá các sự kiện, tình huống pháp luật trong đời sống thường ngày của bản thân, gia đình và xã hội. Các em tự giác, chủ động tích cực tham gia các phong trào như: tự quản, tự phòng, tự bảo vệ; an toàn trường học, xây dựng nhà trường trong sạch, không có tệ nạn xã hội.

Đây là những kết quả rất đáng ghi nhận mà GV môn GDCD đã đạt được trong quá trình giáo dục chính trị, tư tưởng, đóng góp to lớn vào thành tích chung của các trường THPT của huyện Tĩnh Gia.

2.3.1.1.Nguyên nhân của những kết quả trên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để có được những thành công trên phải kể đến những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:

*Nguyên nhân chủ quan

Một là, các cấp quản lý Sở Giáo dục - Đào tạo cũng như Ban giám hiệu ở

các trường phổ thông trung học, đã quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Đây là nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nói riêng.

Các cấp quản lý Sở Giáo dục - Đào tạo cũng như Ban giám hiệu ở các trường phổ thông trung học đã thường xuyên quan tâm đến việc đào tạo, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên môn GDCD. Cụ thể là đã tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên GDCD tham dự các đợt tập huấn, bồi dưỡng hè do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; có kế hoạch nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ giáo viên; từng bước cải tiến, cập nhật nội dung giáo trình, bài giảng và phương pháp giảng dạy để dần nâng cao chất lượng và hiệu quả môn học nói chung và chất lương dục chính trị, tư tưởng nói riêng. Vì vậy, những năm gần đây, đội ngũ

giáo viên môn GDCD đã có những tiến bộ vượt bậc về trình độ, chất lượng giảng dạy và ý thức trách nhiệm trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, nâng cao lập trường tư tưởng, nhận thức chính trị cho học sinh và cho chính giáo viên.

Hai là, sự nỗ lực cố gắng không ngừng của đội ngũ giáo viên giảng dạy

bộ môn.Trong công tác giảng dạy đa số giáo viên đều thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, đúng quy chế của Bộ trong soạn giảng, thực hiện phân phối chương trình. Đồng thời không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy, thể hiện được uy tín và vai trò của môn học, góp phần to lớn giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh.

Đa số giáo viên đã giữ vững được phẩm chất chính trị, tư tưởng, có tư cách đạo đức tốt; vượt qua mọi khó khăn, có lòng yêu nghề, tận tâm với nghề. Nhiều giáo viên, nhất là các giáo viên trẻ đã thể hiện thái độ cầu thị, ý thức học hỏi tự bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, phát huy được vai trò của bộ môn trong giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh.

Đánh giá về chất lượng đội ngũ giáo viên, trong đó có giáo viên GDCD Sở GD & ĐT Thanh Hóa chỉ rõ: Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong tỉnh, nhìn chung tâm huyết với nghề, nghiêm túc, có trách nhiệm trước học sinh, có ý chí tiến thủ, có bản lĩnh và năng lực vững vàng, tay nghề giỏi, có ý thức kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay.

*Nguyên nhân khách quan

Một là, những thành tựu đổi mới đất nước và sự phát triển khoa học -

công nghệ, kinh tế tri thức; mở rộng hội nhập, giao lưu quốc tế.

Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng XHCN, với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, nền kinh tế tăng trưởng nhanh và có tính bền vững, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao, quốc phòng an ninh đảm bảo, chính trị được giữ vững, vị trí, vai trò của con người

trong sự nghiệp xây dựng CNXH được xác định và đề cao. Sự thay đổi nhanh chóng của những điều kiện KT - XH đã từng bước nâng cao cơ sở vật chất, tạo cơ hội và động lực cho hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đồng thời tác động tích cực tới suy nghĩ, nhận thức và hành động của mỗi học sinh. Họ được tận mắt chứng kiến những thay đổi do công cuộc đổi mới đất nước đem lại, vì vậy, niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc, vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên CNXH của nước ta trong mỗi học sinh được củng cố. Niềm tin đó được hình thành trên cơ sở tri thức khoa học và căn cứ thực tiễn sẽ trở thành động lực tinh thần to lớn để họ vươn tới lý tưởng cao đẹp của Đảng.

Cùng với xu thế hội nhập quốc tế, sự hợp tác mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, đã đem đến cho chúng ta những cơ hội tốt để phát triển đất nước nói chung, đổi mới phương pháp, phương tiện, giáo dục chính trị, tư tưởng nói riêng. Việc tiếp cận với những

Một phần của tài liệu Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân (Trang 50 - 57)