Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề mở rộng giao lưu văn hóa - giáo dục với các nước, tiếp thu những yếu tố tiến bộ của các thành tựu giáo dục nhân loại trở thành vấn đề quan trọng để phát triển nền giáo dục nước nhà. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế vừa là quá trình hợp tác để phát triển, vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ quyền lợi quốc gia. Trong bối cảnh ấy, con người dễ bị rơi vào trạng thái tâm lý bất an về mặt xã hội, mất phương hướng, không tự xác lập được những nguyên tắc bền vững cho lối sống, đặc biệt đối với HS. Họ dễ bị loá mắt và chạy theo lối sống thực dụng, sùng ngoại và do đó mà nhạt phai ý thức dân tộc, lý tưởng cách mạng.
Hội nhập tạo điều kiện cho sinh viên tiếp thu văn minh của nhân loại, học tập và ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ trên thế giới, trở nên tự tin hơn với một tầm nhìn xa hơn hướng ra thế giới. Song, hội nhập cũng làm nảy sinh nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội. Một bộ phận sinh viên đang bị ảnh hưởng bởi lối sống ngoại lai, buông thả, quay lưng với những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Sự nhầm lẫn giữa cá tính và sự lập dị khiến cho họ luôn muốn thể hiện một cách cực đoan và kì quái bản thân mình. Nguy hiểm hơn hết, cuộc sống dư giả về vật chất khiến một bộ phận của giới trẻ chấp nhận lối sống hưởng thụ, ích kỉ, đặt cái riêng trên cái chung, đặt lợi ích cá nhân trước lợi ích tập thể, chối bỏ trách nhiệm với cộng đồng, sống không có lý tưởng và ước mơ. Thực trạng đó đặt ra sự cần thiết phải nâng cao hơn nữa chất lượng công tác
giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh THPT nói chung và chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh THPT ở huyện Tĩnh Gia nói riêng.