Điều kiện kinh tế văn hóa xã hội ở huyện Tĩnh Gia

Một phần của tài liệu Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân (Trang 40 - 42)

Tĩnh Gia là huyện cực nam của tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, phía đông giápbiển đông, phía bắc giáp huyện Quảng Xương, phía tây giáp huyện Nông Cống và huyện Như Thanh, với diện tích tự nhiên là 45.828,66 ha; dân số 214.420 người, mật độ dân số là 468 nguời /km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,9% năm, thu nhập bình quân đầu người là 15,2 triệu đồng/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 19% năm (năm 2014).

Tĩnh Gia là huyện có địa hình bán sơn địa, bao gồm những hang động hoang sơ,vùng đồng bằng và bãi đất ven biển với chiều dài khoảng 34km, đường sắt dài khoảng 42km với những dãi cát mịn, cùng quần thể các hòn đảo nhỏ, 3 cửa lạch: lạch ghép, lạch bạng, lạch Hà Lẫm và hệ thống sông ngòi dày đặc.

Với sự ra đời của nhà máy xi măng Nghi Sơn, cảng cá đảo Mê- Lạch Bạng, cảng thương mại Nghi Sơn, Dự án liên hợp nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn… khu kinh tế Nam Thanh - Bắc Nghệ đã tạo cho Tĩnh Gia nhiều tiềm năng và thế mạnh. Với địa hình vùng đồng bằng ven biển, phía Đông và vùng đồng bằng phía Tây, đây chính là điều kiện để Tĩnh Gia trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh Thanh Hóa, với sự phát triển đa dạng, tổng hợp, kinh tế công nông nghiệp, kinh tế miền núi bán sơn địa và kinh tế biển.

Để phát triển nhanh và bền vững, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tĩnh Gia đã xác định, phát huy tối đa nội lực, đồng thời tạo môi trường thuận lợi nhất, tranh thủ cao nhất các nguồn lực từ bên ngoài, sử dụng có hiệu

quả nguồn vốn cho đầu tư phát triển, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội

Tĩnh Gia là huyện đồng bằng có điều kiện để phát triển kinh tế, đồng thời cũng là miền quê nổi tiếng với những huyền thoại, những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử như thắng cảnh Biện Sơn, quần thể động Trường Lâm, cum di tích lịch sử Nghè Ba Làng, Đền thờ danh nhân Đào Duy Từ, Đền thờ khai quốc công thần Lê Lợi- Lê Chiếu…, với truyền thống đặc sắc và truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường. Đảng bộ huyện Tĩnh Gia đã lãnh đạo nhân dân trong huyện vượt qua khó khăn, thử thách, cùng nhân dân cả nước, đánh thắng hai kẻ thù là thực dân Pháp, và đế quốc Mỹ. Biết bao người con của quê hương đã đóng góp công sức và máu xương của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Với những đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến và những thành tích trong bảo vệ thành quả cách mạng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong giai đoạn cách mạng, năm 1978, Đảng bộ và nhân dân huyện đã vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: “Đơn vị anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân”; đã được nhận cờ thi đua của Chính Phủ, và bằng khen các cấp.

Tĩnh Gia cũng là miền quê giàu truyền thống hiếu học, nơi đây đã sản sinh ra nhiều nhân tài trên con đường khoa sử có tiếng trong cả nước. Trong lich sử có nhiều người đổ đại khoa (tiến sĩ, phó bảng) như Đỗ Nhưỡng, Nguyễn Lương Dữ, Lương Trí, Lương Nghi, Lương Tâm… Chính các tầng lớp nho sĩ này đã làm rạng danh cho làng xã, dòng họ và gia đình, tạo dựng truyền thống hiếu học cho phong trào học tập ở địa phương, huyện Tĩnh Gia.

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, cùng với sự phát triển của các bậc học, cấp học khác, giáo dục THPT của huyện thời gian qua cũng có những bước phát triển đi lên. Toàn huyện hiện có 04 trường THPT, cụ thể:

* Trường THPT Tĩnh Gia 1, được thành lập năm 1961, đóng tại địa chỉ: Tiểu khu 4- Thị Trấn Tĩnh Gia - Thanh Hóa. Năm học 2014 - 2015 nhà trường có quy mô 31 lớp (09 lớp 10, 10 lớp 11, 12 lớp 12); Tổng số học sinh là 1385 em (Trong đó khối 10 có 414 học sinh, khối 11 có 466 học sinh, khối 12 có 505 học sinh; tuyển sinh mới khối 10 là 409 học sinh). Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 89 người (giáo viên dạy GDCD là 3 người).

* Trường THPT Tĩnh Gia 2, được thành lập năm 1967, đóng tại địa chỉ: Xã Tiêu Dương - Huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa. Năm học 2014 - 2015 nhà trường có quy mô có 34 lớp (10 lớp 10, 12 lớp 11, 12 lớp 12); tổng số học sinh là 1734 học sinh (lớp 10 có 420 học sinh, lớp 11 có 610 học sinh, lớp 12 có 704 học sinh); tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 84 người (giáo viên dạy GDCD là 3 người).

* Trường THPT Tĩnh Gia 3: được thành lập năm 1991, đóng tại địa chỉ: Xã Hải Bình - Huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa. Năm học 2014 - 2015 nhà trường có quy mô có có 30 lớp (10 lớp 10, 10 lớp 11, 10 lớp 12); tổng số học sinh là 1028 (lớp 10 có 350 học sinh, lớp 11 có 348 học sinh, lớp 12 có 330 học sinh); tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 68 người (giáo viên dạy GDCD là 03 người).

* Trường THPT Tĩnh Gia 5 được thành lập năm 2001, đóng tại địa chỉ: Tiểu Khu 1 - Thị Trấn Tĩnh Gia - Thanh Hóa. Năm học 2014 - 2015 nhà trường có quy mô có có 20 lớp (8 lớp 10, 12 lớp 11, 10 lớp 12); tổng số học sinh là 950 học sinh (lớp 10 có 302 học sinh, lớp 11 có 400 học sinh, lớp 12 có 248 học sinh); tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 45 người (giáo viên dạy GDCD là 2).

Một phần của tài liệu Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w