Bồi dưỡng và nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giáo viên dạy học môn Giáo dục công dân

Một phần của tài liệu Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân (Trang 74 - 76)

dạy học môn Giáo dục công dân

Trong đổi mới nhận thức thì hiện nay, môn GDCD bậc THPT đã có vị trí nhất định trong nhà trường và được xếp ngang hàng với các môn khoa học khác đặc biệt là trong năm học 2011 - 2012 này hệ số tất cả các môn học ở trường THPT đều như nhau (hệ số 1) và thông qua quá trình học tập môn học này cũng là để đánh giá hạnh kiểm của HS trong suốt quá trình học tập.

Để nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng thông qua môn GDCD thì điều đầu tiên là cần bồi dưỡng, nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên GDCD các trường THPT ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa về tư tưởng, đạo đức nhà giáo, năng lực chuyên môn... cụ thể là cần phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

Về chuyên môn nghiệp vụ:

Người GV môn GDCD phải được đào tạo một cách chính quy, bài bản, đạt chuẩn về chuyên môn. Do đó, để giúp HS hiểu một cách đầy đủ và ý nghĩa của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng thông qua nội dung của bài học thì GV không những phải nắm vững bản chất, nội dung của từng bài, từng khái niệm, từng phạm trù, nguyên lý, quy luật, luận điểm khoa học, nắm vững vị trí, mục tiêu, đặc điểm và yêu cầu của từng đơn vị kiến thức trong SGK mà còn phải có

sự hiểu biết nhất định về kiến thức liên môn. Dạy học theo hướng phát huy được các ưu thế của PPDH tích cực sẽ phát huy được tính tích cực chủ động, tư duy độc lập sáng tạo của HS vì thế yêu cầu đòi hỏi GV môn GDCD phải được trang bị cở sở lý luận vững vàng, thông tin về các vấn đề chính trị xã hôi phải được cập nhật thường xuyên và nhất là có khả năng phân tích, sàng lọc thông tin để phục vụ tốt nhất cho bài giảng của mình. Hiểu rõ mục đích, bản chất và cách tiến hành cũng như ưu, nhược điểm của PPDH tích cực GV có thể khai thác và sử dụng một cách linh hoạt thành thạo khoa học học phù hợp với từng đơn vị kiến thức của bài học. Từ đó giúp cho GV đạt được hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng thông qua môn GDCD, tạo được sự tin tưởng, tôn trọng của đồng nghiệp và sự tin yêu của HS.

Về đạo đức nghề nghiệp:

Người GV môn GDCD phải là người yêu nghề, say mê với nghề, yêu thương học trò; ham học hỏi thể hiện ở sự luôn vươn lên không ngừng tự học tập,sạy mê nghiên cứu khoa học, thường xuyên nâng cao trình độ của bản thân, học mọi lúc, mọi nơi, học qua bạn bè, đồng nghiệp, tự trau dồi thêm kiến thức thực tiễn mới, không ngừng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và lời dạy của Người với sự nghiệp trồng người đáp ứng được đòi hỏi của cuộc cách mạng và sự nghiệp giáo dục của nước ta.

Và do môn GDCD là môn trực tiếp giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS nên mỗi GV phải luôn là tấm gương sáng tiêu biểu của con người mới, là người thầy mẫu mực cho các em noi theo, do đó cần phải có thái độ thân thiện, gần gũi, yêu quý và tôn trọng HS, động viên, giúp đỡ các em trong suốt quá trình học tập. Đem hết trí tuệ, tâm huyết, sức lực cống hiến cho sự nghiệp để giáo dục, đào tạo ra các thế hệ tương lai trở thành những con người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Sự đầu tư, tìm tòi, sáng tạo của GV qua từng trang giáo án, phương tiện dạy học cho đến tiến trình giảng dạy và kiểm tra đánh giá HS cũng thể hiện đạo

đức nghề nghiệp của người GV, phải giúp HS hiểu đúng vị trí, vai trò quan trọng của môn học trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS. Muốn làm được điều này thì GV phải là người yêu nghề, tận tâm với nghề, với từng bài giảng sẽ tạo được những tiết học hay và sinh động, có những tiết học khơi nguồn cảm hứng cho học sinh, thể hiện được giá trị vốn có của từng bài học.

Một phần của tài liệu Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w