qua môn Giáo dục công dân phải gắn liền với thực tiễnở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Phương châm giáo dục trong nhà trường là học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội cho nên sự thống nhất giữa lý thuyết và thực hành, lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc rất quan trọng trong công tác giáo dục nói chung, giáo dục chính trị, tư tưởng nói riêng.
Đây là sự tuân thủ nguyên tắc thực tiễn trong giáo dục, là sự vận dụng quan điểm thực tiễn của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT.
Nguyên tắc này là một quan điểm lớn, một nguyên lý cơ bản của nền giáo dục XHCN. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với cuộc đấu tranh xã hội”. Bởi vậy, quá trình giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh THPT ở huyên Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa phải gắn liền với cuộc sống luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng.
Hiệu quả giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS THPT của huyện Tĩnh Gia sẽ không thể cao nếu như trong giảng dạy GDCD giáo viên quá phụ thuộc vào sách giáo khoa, khiến cho các giờ học nội dung giáo dục quá hàn lâm, nặng về học thuật, lý luận, thuyết giảng giáo điều, hình thức giáo dục xơ cứng, đơn điệu với lứa tuổi thanh niên học sinh.
Việc giáo dục chính trị, tư tưởng thông qua dạy học môn GDCD cần gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống của học sinh THPT, của lớp học, nhà trường, ở huyện Tĩnh Gia. Giáo viên cần hết sức linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn, sử dụng các tình huống, các câu chuyện, thông tin, sự kiện, hiện tượng thực tế ở địa phương và các vấn đề bức xúc của xã hội để đối chiếu, so sánh, phân tích, lý giải, minh họa cho nội dung bài giảng. Đồng thời cũng cần hướng dẫn, khuyến khích cho học sinh liên hệ, tự liên hệ, so sánh, đối chiếu các hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh với các giá trị đã học; tổ chức cho học sinh điều tra tìm hiểu các vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học; thực hiện các dự án nhằm xây dựng môi trường lớp học, nhà trường, cộng đồng ngày một tốt đẹp hơn. Có như vậy bài học GDCD mới trở nên gần gũi, sống động, thiết thực đối với học sinh và có sức lôi cuốn đối với các em, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS.
Như vậy, để nâng cao chất lượng việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS trong dạy học môn GDCD ở các trường trung học phổ thông của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, đòi hỏi mỗi giáo viên GDCD luôn luôn phải quán triệt sâu sắc nguyên tắc “học đi đôi với hành”, “lí luận gắn liền với thực tiễn” và phải thấm nhuần quan điểm phát triển. Thông qua việc đa dạng hoá các hoạt động dạy học, gắn hoạt động dạy học với hoạt động xã hội, hoạt động lao động và hoạt động thực tiễn ở các địa phương giúp các em xây dựng nhận thức đúng đắn về thế giới quan, nhân sinh quan và củng cố niềm tin, kĩ năng, năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn cho học sinh THPT các trường trong huyện.