thông ở huyện Tĩnh Gia
Trong thời kỳ biến đổi phức tạp của nền kinh tế thị trường, khoa học và công nghệ, thông tin phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự biến đổi sâu sắc trên mọi
mặt đời sống xã hội. Các quốc gia, các dân tộc hôm nay phải tự lựa chọn con đường đi lên của mình trong xu thế vừa đấu tranh, vừa hợp tác với nhau, vừa nhằm giải quyết những vấn đề của bản thân mình, vừa góp sức cùng toàn nhân loại giải quyết những vấn đề toàn cầu: chiến tranh và hoà bình, dân số, sức khoẻ, môi trường… Những vấn đề to lớn đó đang đặt lên vai thế hệ trẻ nói chung, học sinh THPT nói riêng, lên sự nghiệp giáo dục đào tạo họ kéo theo sự biến đổi về tâm lý, tư tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam.
Tại điều 4, điều 23 của Luật giáo dục 2005 và điều 26 trong những điểm mới của Luật Giáo dục 2005 ở nước ta: Giáo dục THPT được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp THCS, có tuổi là mười lăm. Điều lệ trường trung học ở nước ta cũng quy định rõ tuổi của học sinh THPT là 15 - 19. Học sinh THPT nói chung và học sinh các trường trung học phổ thông ở huyện Tĩnh Gia nói riêng, có độ tuổi là 15 - 19 tuổi. Với độ tuổi này,về tâm sinh lý có thể thấy một số đặc điểm nổi bật sau:
Học sinhlà nhân vật trung tâm trong các trường học. Ở cấp độ xã hội, học sinh là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt gồm những người đang chuẩn bị gia nhập vào đội ngũ lao động. Ở cấp độ cá nhân, học sinh là người đang trưởng thành về mặt xã hội, phát triển về thể lực, định hình về nhân cách, đang học tập tiếp thu những tri thức, kỹ năng sống. Lứa tuổi của học sinh cũng có những đặc trưng nổi bật, đó là thời kỳ phát triển tư duy trừu tượng... đặc biệt là sự phát triển thế giới quan, nhân sinh quan, đạo lý, hoài bão vươn tới lý tưởng cao đẹp.
Về mặt tâm lý, đây là lứa tuổi hình thành và phát triển mạnh mẽ những
phẩm chất nhân cách có ý nghĩa rất lớn đối với việc tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực như khả năng tự đánh giá, lòng tự trọng, tự tin, tự ý thức...
Về mặt xã hội, học sinh có khát vọng được cống hiến, mong muốn được
xã hội ghi nhận. Học sinh cũng muốn được khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình, trong tập thể, trong công việc, trong các mối quạn hệ...
Ngoài những đặc điểm chung như đã nêu trên, do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện, học sinh các trường THPT ở huyện Tĩnh Gia còn có những đặc điểm riêng:
Do đa số HS trong huyện sống ở những vùng nông thôn và ven biển nên được kế thừa truyền thống và có ý thức sâu sắc về việc bảo vệ, giữ gìn an ninh biên cương của Tổ Quốc. Ngoài ra, học sinh còn mang những phẩm chất, lối sống tốt đẹp của vùng nông thôn như: hiền lành, thật thà, chăm chỉ… Trong môi trường sư phạm, học sinh luôn chấp hành tốt những quy định của nhà trường, lễ phép với thầy cô giáo, thân ái với bạn bè. Do điều kiện sống và học tập của nhiều học sinh khó khăn từ những năm học phổ thông nên biểu hiện ở các em là có tinh thần vượt khó rất cao…
Như vậy, học sinh THPT nói chung, học sinh THPT ở huyện Tĩnh Gia nói riêng - đó là một lớp người trẻ tuổi trong dân cư, đang phát triển về nhân cách và có nhu cầu khẳng định mạnh mẽ về cá tính, là nguồn dự trữ cơ bản của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và tinh thần của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nghiên cứu, xem xét đặc điểm tâm sinh lý học sinh THPT ở huyện Tĩnh Gia là một trong những căn cứ quan trọng để xác định nội dung, cách thức tổ chức giáo dục phù hợp trong quá trình giáo dục chính trị, tư tưởng cho các em.