Thứ nhất, thực trạngcủa đội ngũ cán bộ quản lý
Nhìn chung quan điểm của các cấp lãnh đạo của các trường THPT của huyện vẫn thực hiện nghiêm túc phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trên cơ sở những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp lãnh đạo chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng sự phân phối chương trình của bộ môn Giáo dục công dân, yêu cầu giáo viên lên lớp đúng theo quy định, kiểm tra giáo án trước khi lên lớp, với học sinh yêu cầu phải học nghiêm túc.
Song bên cạnh đó các cấp lãnh đạo của các trường còn bị chi phối nặng nề về tâm lý khoa cử, quên đi việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS phổ thông
trung học, thiếu quan tâm, quán triệt với công tác giảng dạy của đội ngũ giáo viên. Trong khi chỉ chú ý đến những môn học mà Bộ quy định thi tốt nghiệp và thi Đại học mà quên đi vai trò của môn Giáo dục công dân trong nhà trường. Hầu hết ban lãnh đạo các trường cho môn Giáo dục công dân là một môn học phụ, môn học bổ trợ, cho nên không thấy rằng những tri thức của môn Giáo dục công dân góp phần to lớn trong giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS, nó rất cần thiết với học sinh, chuẩn bị cho học sinh hành trang bước vào đời một cách tự tin, vững vàng, những kiến thức rất thiết thực đối với một người đang chập chững bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời với nhiều thử thách và chông gai. Do nhận thức không đúng thì dẫn đến hành động sai lầm trong việc đào tạo, sử dụng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân.
Đây là một thực trạng nó đã “ăn sâu bám rễ” vào trong quan niệm của các nhà quản lý, quả thực là một điều đáng lo ngại. Liệu thực trạng này có sớm được giải quyết để bộ môn Giáo dục công dân trở về đúng với vị trí và phát huy hết vai trò của nó trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS.
Thứ hai, thực trạng của đội ngũ giáo viên làm công tác giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân trong các trường trung học phổ thông
Môn GDCD có vai trò quan trọng trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng nên việc GV lựa chọn PPDH phù hợp là yếu tố quyết định đến thành công của một tiết học, bài học, đến chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng. Khi đổi mới PPDH thì GV đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển dẫn dắt người học trong quá trình tiếp thu, vận dụng tri thức trên con đường đi tìm chân lý. Tuy nhiên việc vận dụng các PPDH tích cực của GV ở các trường THPT của huyện chưa phải là hoạt động thường xuyên nên hiệu quả mang lại chưa cao, tồn tại nhiều hạn chế trong quá trình lên lớp.Trên thực tế nhiều GV có kiến thức chuyên môn rất vững, sâu sắc nhưng quá trình dạy học lại không đạt hiệu quả cao, do chưa có kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp, thiếu sự linh hoạt
và vì thế mà chưa tạo được sự hứng thú học tập cho HS, dẫn đến chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS thông qua môn học này chưa cao.
Thứ ba, về phía học sinh
Học sinh đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, nói đến dạy học và nói đến hoạt động dạy của người thầy và hoạt động học của học sinh. Hai hoạt động này tác động qua lại với nhau, trong đó HS vừa là đối tượng vừa là chủ thể của hoạt đọng dạy học. Mà sản phẩm của nghề dạy học là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện vừa có tri thức khoa học vừa có phẩm chất chính trị và lối sống lành mạnh. Nghề dạy học có ý nghĩa cực kỳ quan trọng như thế nhưng hiện nay thực trạng cho thấy học sinh của chúng ta rất sa sút về mặt đạo đức và thiếu ý thức trong học tập, trong lao động thể hiện ở sự thiếu tôn trọng đối với các thầy cô giáo, thô lỗ với bạn bè, không nghe lời cha mẹ, ỉ lại trong học tập và lao động. Vậy đối với học sinh thì môn Giáo dục công dân có vị trí và vai trò như thế nào?
Để đánh giá mức độ nhận thức của HS đối với môn GDCD,chúng tôi đã tiến hành khảo sát 600 HS trường THPT Tĩnh Gia 1 ở cả ba khối kết quả học tập năm học 2014 - 2015 môn GDCD như sau :
Bảng 2.2 Nhận thức của HS đối với môn GDCD
STT Nội dung câu hỏi Tổng hợp
ý kiến
Tỷ lệ (%)
1 Theo em, môn GDCD là một môn học như thế nào? a. Là môn học rất cần thiết và bổ ích. 450/600 75 b. Là môn học phụ, học cũng được, không học cũng được. 70/600 11.7
c. Là môn không thiết thực. 80/600 13.3
2
Môn GDCD đối với em là môn học:
a. Khó. 100/600 16.6 b. Trung bình. 400/600 66.6 c. Dễ. 100/600 16.6 3 Em có thích học môn GDCD không? a. Thích. 350/600 58.3 b. Bình thường. 200/600 33.3
c. Không thích. 50/600 8.3 4
Trong giờ học môn GDCD em thường:
a. Tích cực xung phong phát biểu ý kiến. 200/600 33.3 b. Thỉnh thoảng phát biểu hoặc chỉ khi giáo viên yêu
cầu mới phát biểu. 350/600 58.3
Từ kết quả điều tra khảo sát cả ba khối với 600 học sinh trên chúng tôi có những nhận xét cụ thể như sau:
Đối với từng câu hỏi thì đa số HS đều trả lời theo hướng nhận thức tích cực và đúng đắn về vị trí và vai trò quan trọng của môn GDCD bậc THPT. Với 70/600 HS (11.7%) cho rằng môn GDCD là môn phụ, học cũng được, không học cũng được, cá biệt hơn là 80/600 HS(13.3%) cho rằng đây là môn học không cần thiết. Vì vậy, có thể khẳng định học sinh rất thờ ơ và xem nhẹ môn GDCD.
Với câu hỏi số 4: Trong giờ học GDCD chỉ có 200/600 HS(33.3%) chú ý lắng nghe và tích cực tham gia phát biểu ý kiến, trong khi đó có đến 350/600 HS (58.3%) thỉnh thoảng phát biểu hoặc bắt buộc trả lời khi giáo viên chỉ định yêu cầu. Đặc biệt hơn nữa là có 50/600 HS (8.3%) không bao giờ phát biểu. Đây là số HS có thể biết hoặc không biết nhưng không tham gia xây dựng bài.
Hoặc câu hỏi 5: Theo nhận xét của bản thân các em trong giờ học GDCD thì đa số các bạn có chú ý lắng nghe giảng bài nhưng ít phát biểu 400/600 HS (66.6%) thậm chí có đến 50/600 HS(8.3%) không tập trung vào quá trình tiếp thu tri thức. Từ đó cho ta thấy thái độ của các em trong học tập GDCD thường thụ động, chưa tích cực tham gia đóng góp xây dựng bài, điều này ảnh hưởng đến cả chất lượng dạy và học môn GDCD.
Như vậy, qua sự phân tích trên chúng tôi nhận thấy rằng một phần nhỏ học sinh hiểu được vị trí, vai trò của môn GDCD. Phần còn lại đa số học sinh chưa hiểu được vị trí, vai trò của môn GDCD nên xem nhẹ môn học thậm chí tỏ thái độ không thích hoặc bình thường đối với bộ môn này. Điều này kéo theo hệ quả là trong giờ học môn GDCD ít phát biểu, hoặc không phát biểu để xây dựng
bài học. Chính những yếu tố này đã làm ảnh hưởng đến động cơ học tập, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS thông qua dạy học môn GDCD.
2.3.2.1.Nguyên nhân
Những hạn chế nêu trên đã làm ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của HS trong quá trình lĩnh hội tri thức mới, do đó cũng làm suy giảm chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS thông qua dạy học môn GDCD. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng môn học chưa tốt cụ thể như:
Thứ nhất, xuất phát từ nội dung, chương trình môn học
Nội dung môn GDCD bậc THPT bao gồm khối lượng kiến thức tổng hợp của mọi lĩnh vực, mang tính chất khái quát hóa, trừu tượng hóa và có phần hơi khô khan. Cho nên rất khó khăn trong việc nhận thức của học sinh cũng như trong truyền thụ tri thức của giáo viên. Khi bước vào phổ thông trung học, học sinh rất bỡ ngỡ khi chưa có được phương pháp học tập, nghiên cứu bộ môn cho nên rất khó khăn trong việc tiếp thu tri thức này.
Với thời lượng giảng dạy trên lớp không đủ để GV truyền tải khối lượng kiến thức tương đối lớn, đồng thời, tri thức môn GDCD vốn rất khô khan, trừu tượng, khó hiểu bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: những tri thức triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, đạo đức, pháp luật… mà các em mới tiếp xúc lần đầu tiên nên rất khó hiểu nếu GV không có cách truyền đạt tốt. Nếu vận dụng các PPDH tích cực sẽ mất rất nhiều thời gian và tập trung quá đà vào nó sẽ dễ bị cháy giáo án nên đa số GV cũng ngại áp dụng. Hơn nữa, hầu hết các trường còn thiếu phương tiện, thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình dạy học và đánh giá quá trình giảng dạy của GV chưa thực sự khách quan và khoa học.
Thứ hai, về phía các cấp lãnh đạọ, quản lý nhà trường
Nguyên nhân về phía các cấp lãnh đạo, quản lý do không nhận thức đúng về tầm quan trọng của bộ môn, nên dẫn đến nhiều điều bất cập trong việc chỉ
đạo môn học, phân phối chương trình cũng như trong việc sử dụng đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân.
Do quan niệm bộ môn Giáo dục công dân là một môn học bổ trợ, môn học giảng dạy về các kiến thức đời thường có tính chất tuyên truyền nên giáo viên nào cũng có thể dạy được. Nên lãnh đạo thường bố trí giáo viên thừa ở các bộ môn khác sang dạy, và cho rằng môn Giáo dục công dân không phải là môn thi tốt nghiệp nên giáo viên muốn dạy như thế nào cũng được miễn là cuối năm có đủ số điểm để làm việc tổng kết báo cáo thành tích lên nhà trường là được. Vì vậy họ không quan tâm đến việc tạo điều kiện cho giáo viên đi học thêm để nâng cao trình độ cũng như việc kiểm tra chất lượng giảng dạy. Từ đó dẫn đến tình trạng giáo viên lơ là chuyên môn, dạy một cách đối phó, không muốn học thêm lên để nâng cao trình độ. Đây là một nguyên nhân đáng lo ngại nhất cho nền giáo dục nước nhà. Vì không ai khác họ chính là người góp phần quan trọng cho sự đi lên hay tụt hậu của nền giáo dục nước nhà.
Thứ ba, xuất phát từ giáo viên dạy môn GDCD
Nhận thức của hầu hết các GV về đổi mới PPDH, những mặt tích cực, hạn chế của từng phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của HS còn rất mơ hồ. Bên cạnh đó, thông qua những buổi dự giờ thăm lớp của một số GV chúng tôi nhận thấy: về cấu trúc giờ học, trình tự lên lớp thì các GV đều tiến hành theo một khuôn mẫu nhất định đó là điều cứng nhắc, máy móc mà chưa thấy được sự linh hoạt trong tiến trình lên lớp. Với cách tiến hành như vậy làm cho HS thiếu hứng thú trong học tập, vì các em không thấy được những điều mới lạ kích thích nhận thức, thu hút sự chú ý của các em, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS thôg qua dạy học môn GDCD.
Thứ tư, nhận thức của HS, phụ huynh về vị trí, vai trò môn GDCD
Do đặc thù môn GDCD bậc THPT với lượng kiến thức khô khan, trừu tượng, khó hiểu nên đa số các em không có thói quen và hứng thú chuẩn bị bài, không đọc tài liệu, SGK trước ở nhà. Do đó, khi lên lớp nghe giảng các em tiếp
thu kiến thức một cách bị động, thậm chí uể oải, nhàm chán, không phát huy được khả năng tư duy sáng tạo của bản thân. Từ đó, các em không hiểu bài, không vận dụng được kiến thức vào thực tế đời sống dẫn đến kết quả học tập không cao.
Ngoài ra, trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới hầu hết các em HS không ý thức được vai trò, vị trí quan trọng của môn học này. Nhận thức sai dẫn đến hành động sai. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận không nhỏ thanh niên học sinh hiện nay. Tâm lí của đa phần HS xem GDCD là môn học phụ, không phải thi tốt nghiệp cũng như không có mặt trong bất cứ kì thi Đại học, Cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp nên hầu hết các em có thái độ không tập trung chú ý, thậm chí là không học mà cho dù có học thì cũng chỉ là học theo kiểu đối phó với GV và nhà trường, các em thường lấy cớ là quên mang vở hay sách giáo khoa để không phải ghi bài và thuận tiện cho việc đem các môn khác quan trọng hơn (được các em cho là môn chính như toán, anh văn…) ra học trong giờ GDCD. Chính điều đó đã làm cho kết quả học tập của các em chưa cao, nguyên nhân là do hầu hết HS chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của môn học GDCD đối với sự hình thành nhân cách cũng như tri thức xã hội căn bản nhất của các em. Đối với HS khối 12 thì ý thức học môn này của các em còn kém hơn khối 10 và khối 11, vì các em chỉ tập trung vào những môn thi tốt nghiệp và đại học, vì thế kết quả năm học 2010- 2011 của khối 12 thấp hơn so với khối 10 và khối 11.
Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng của việc giáo dục chính trị, tư tưởng thông qua dạy học môn Giáo dục công dân trong trường trung học phổ thông. Nhưng trên đây tôi chỉ nêu ra một số nguyên nhân cơ bản. Trên cơ sở đó tôi xin đề xuất một số giải pháp để khắc phục thực trạng trên, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Giáo dục công dân nói chung
và nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng ở các trường trung học phổ thông của huyện Tĩnh Gia nói riêng.
Kết luận chương 2
Việc đổi nâng cao chất lượng môn GDCD nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS nói riêng là một yêu cầu tất yếu của các trường THPT của huyện Tĩnh Gia, nhằm đem lại cho các em những giờ học hứng thú, bổ ích, khơi dậy sự ham học hỏi cho HS trong quá trình học tập ở hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thông qua đó các em sẽ thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân cần phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, từ thực trạng giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS các trường THPT của huyện Tĩnh Gia, nêu trên cho thấy quá trình giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS các trường THPT của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn GDCD, bên cạnh những kết quả đạt, còn nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi phải có sự phối hợp của tấc cả các lực lượng trong xã hội nhằm khắc khục thực trạng trên. Với những lí do trên nên luận văn đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS các trường THPT của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
Chương 3