Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hộ

Một phần của tài liệu Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân (Trang 81 - 85)

giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội

C.Mác đã khẳng định: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội” [20, tr.11]. Điều này giúp chúng ta thấy rõ yếu tố quan trọng của môi trường xã hội đối với quá trình giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS bªn c¹nh yếu tố nội tại vốn có của mình, trách nhiệm giáo dục của cả hệ thống chính trị, của gia đình, nhà trường và xã hội đối với thanh niên trong đó có sinh viên là: “Chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người “vừa hồng, vừa chuyên” theo TTHCM là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sụ lãnh đạo của Đảng vai trò quan trọng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình, nhà trường và xã hội”[3, tr.42]. Như vậỵ, để giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS đạt được hiệu quả mong muốn cần có sự tác động đồng bộ, cùng chiều của các chủ thể giáo dục.

Đây là một trong những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung, giáo dục chính trị, tư tưởng nói riêng.Trong thực tế, gia đình, các tập thể và cộng đồng xã hội chưa phát huy hết vai trò vốn có và rất quan trọng trong giáo dục, chưa phối hợp chặt chẽ với nhà trường giáo dục thế hệ trẻ, nhất là về chính trị, đạo đức, đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội. Bởi vậy, việc kết hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục nói chung, giáo dục

chính trị, tư tưởng nói riêng để tạo nên sức mạnh tổng hợp với các tác động nhiều chiều, đa dạng là rất cần thiết. Cụ thể:

Nhà trường với tư cách là một tổ chức giáo dục chuyên nghiệp cần giữ vị trí trung tâm, chủ động trong việc liên hệ phối hợp với gia đình, để nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh.

Gia đình là một tế bào của xã hội, là nơi sinh ra, nuôi dưỡng con người từ tuổi ấu thơ đến tuổi trưởng thành. Gia đình giúp con người có thêm sức mạnh để vượt lên trên những khó khăn, cám dỗ của đời thường, để hoàn thiện nhân cách của mình. Mọi người trong xã hội đều phải có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hoá, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện của con em, cùng nhà trường nâng cao chát lượng hiệu quả giáo dục.

Sự phối hợp giữa gia đình với nhà trường thể hiện ở sự liên hệ để thống nhất về mục tiêu, nội dung giáo dục, học tập của học sinh. Gia đình tham gia cùng với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khoá trong điều kiện cho phép. Thông qua sổ liên kết giáo dục giữa gia đình với nhà trường trao đổi về kết quả học tập, rèn luyện của con em để thống nhất việc giáo dục học sinh. Nhà trường phối hợp với cộng đồng nơi ở của gia đình học sinh để thực hiện các yêu cầu giáo dục của nhà trường; phối hợp với cộng đồng để nắm vững tình hình, học sinh biểu dương kịp thời những biểu hiện tích cực của học sinh

Nhà trường cần phải phối hợp với các lực lượng xã hội khác để phát huy, sử dụng sức mạnh tổng hợp của mọi nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường, biến giáo dục trở thành nhiệm vụ của toàn xã hội. Đó là tranh thủ sự chỉ đạo và giúp đỡ của các cơ quan lập pháp và hành pháp ở địa phương: HĐND các cấp, UBND các cấp, công an, Viện kiểm sát, toà án và các cơ quan chức năng khác như: các trung tâm nghiên cứu, bệnh viện, các cơ quan thông tin văn hoá… nhà trường tranh thủ mọi khả năng để tuyên truyền vận động các lực lượng xã hội thực hiện xã hội hoá giáo dục, đồng thời mở rộng hoạt động liên kết phối

hợp với các lực lượng giáo dục xã hội để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho trường học, tạo điều kiện tốt hơn cho sự nghiệp giáo dục.

Tóm lại, việc phối hợp các lực lượng xã hội nhằm khai thác mọi tiềm năng của các gia đình và các tổ chức xã hội tạo nên một môi trường xã hội lành mạnh, đồng thuận sẽ góp phần nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng cho học sinh, làm cơ sở cho nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục chính trị, tư tưởng trong các nhà trường THPT. Đây chính là quá trình huy động có hiệu quả tiềm năng các tổ chức xã hội và cá nhân trong việc khai thác các điều kiện vật chất và tinh thần của toàn xã hội. Quá trình phối hợp các lực lượng xã hội nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh (khép kín không gian, thời gian giáo dục), phát huy tối đa những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh.

Kết luận chương 3

Để nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường THPT ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân. Đòi hỏi GV phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng vận dụng các PPDH tích cực, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại và thực hiện các định hướng một số giải pháp.

Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những định hướng và giải pháp nói trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường THPT ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân. Qua đó, giúp trang bị cho HS có được vốn kiến thức cơ bản nhất về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và khả năng tư duy nhạy bén, độc lập sáng tạo, từ đó góp phần hình thành phát triển và hoàn thiện nhân cách để trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa thực sự có ích cho gia đình, cho xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân (Trang 81 - 85)