Phải nâng cao nhận thức đúng đắn về vị trí,vai trò của môn Giáo dục công dân trong giáo dục chính tri tư tưởng cho học sinh các trường

Một phần của tài liệu Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân (Trang 65 - 67)

Giáo dục công dân trong giáo dục chính tri tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

Một là, các cấp quản lý Sở Giáo dục - Đào tạo cũng như Ban giám hiệu ở

các trường phổ thông trung học phải có nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ, chức năng môn học Giáo dục công dân, để thấy rõ tầm quan trọng của bộ môn trong giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh. Từ đó chỉ đạo môn học, phân phối chương trình cũng như việc sử dụng đội ngũ giáo viên giảng dạy cho hợp lý, đúng với vị trí và vai trò của môn học.

Hai là, phải quan tâm hơn nữa đến chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng

cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân, tạo điều kiện cho giáo viên đi bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ và nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như việc đầu tư sách báo, tài liệu tham khảo và

phương tiện dạy học. Hàng năm Sở Giáo dục - Đào tạo nên tổ chức những cuộc thi giáo viên giỏi để tìm ra phương pháp dạy tốt nhất, và tổ chức những cuộc hội thảo chuyên ngành để trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên ở các trường trong tỉnh, sau đó lấy ý kiến chuyên viên để tìm ra những ý kiến đóng góp hay nhất. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tổ chức các cuộc thanh tra chéo để nắm được tình hình thực tế của bộ môn Giáo dục công dân từ đó có những quyết sách nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc, giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh.

Ba là, cần phải có biện pháp cụ thể, thiết thực động viên thầy dạy giỏi trò

học giỏi, và có chính sách thích đáng để khuyến khích lòng yêu nghề và sự tâm huyết với nghề.

Các cấp lãnh đạo và quản lý Sở GD&ĐT nói chung, Ban giám hiệu các trường THPT trong tỉnh nói riêng cần có sự chỉ đạo kịp thời, quản lý chặt chẽ công tác dạy và học môn GDCD. Cần có biện pháp tuyên truyền sao cho tất cả mọi người từ giáo viên, phụ huynh đến học sinh… có nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn vị trí, yêu cầu của các môn học, đặc biệt là môn GDCD trong mục tiêu đào tạo toàn diện học sinh THPT.

Bốn là, bản thân học sinh phải xác định được vị trí, tầm quan trọng, mục

đích và động cơ học tập môn GDCD một cách đúng đắn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: không có thầy tốt thì không có trò tốt. Do đó các cấp lãnh đạo quản lý cần có những biện pháp đãi ngộ, động viên, khích lệ giáo viên môn GDCD trong việc tiếp tục học sau đại học.

Đào tạo con người mới có đầy đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu của đất nước, phù hợp với sự phát triển của thời đại là mục tiêu của tất cả các trường phổ thông hiện nay. Trong đó, môn GDCD bậc THPT góp phần quan trọng trong việc giúp giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS. Tuy nhiên, trong nhận thức của hầu hết các GV, phụ huynh và HS của huyện vẫn chưa thấy được vai trò thực sự quan trọng của môn GDCD bậc THPT

trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS . Vẫn xem đây là môn phụ, không quan trọng nên không nhất thiết phải tập trung học. Đôi khi việc phân công giảng dạy môn GDCD không đúng chuyên ngành. Chính vì vậy, GV cũng không mấy quan tâm đến chất lượng dạy học làm cho chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS chưa cao. Cần thay đổi được nhận thức của đa số các em về môn học vốn đã bị xem nhẹ này bằng cách thông qua nội dung các bài học thì HS phải ý thức được vai trò, vị trí, nhiệm vụ của môn GDCD, ý nghĩa của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS. Từ đó, giúp HS hiểu được vai trò của môn học đối với việc giáo dục chính trị, tư tưởng mỗi con người.

Năm là, Các bậc phụ huynh cần nhận thức rằng, giáo dục chính trị, tư

tưởng cho học sinh có vai trò rất quan trọng trong hoàn thiện nhân cách con em mình. Từ đó, phải thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc chủ động phối hợp với nhà trường đại học trong việc giáo dục con em mình trở thành những con người có ích cho gia đình và xã hội. Chẳng hạn như chủ động đóng góp ý kiến với những thiếu sót hạn chế cũng như ủng hộ, tạo điều kiện cho con em mình ham gia những hoạt động ngoại khoá của nhà trường như phong trào hiến máu nhân đạo, thanh niên tình nguyện, mùa hè xanh... và các hoạt động văn thể khác.

Một phần của tài liệu Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w