Đặc điểm sinh lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triền sức bền chuyên môn nhằm nâng cao thành tích trong chạy cự ly trung bình cho nam đội tuyển điền kinh trường cao đẳng tuyên quang (Trang 60 - 64)

- Sức bền yếm khí: Là khả năng hoạt động lâu dài của cơ thể trong điều kiện dựa vào các nguồn cung cấp năng lượng yếm khí (các phản ứng giả

B, Để hoàn thiện cơ chế Glucophân (tức là nâng cao khả năng yếm khí của cơ thế) cần áp dụng các bài tập có đặc điểm sau:

1.7.2. Đặc điểm sinh lý

Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện, để đạt hiệu quả tốt thì người giáo viên và HLV phải nắm chắc các đặc điểm về tâm, sinh lý của lứa tuổi; từ đó mà áp dụng các phương pháp và các phương tiện tập luyện sao cho phù hợp với trình độ, lứa tuổi, giới tính và trạng thái sức khoẻ, đó cũng là một trong các nhân tố quan trọng để tác động bài tập thể chất lên cơ thể con người. Nói đến bài tập thể chất là nói đến LVĐ, mà LVĐ bao gồm cường độ và khối lượng sẽ tác động trực tiếp lên cơ thể người tập. muốn có thành tích thì LVĐ là mấu chốt

1.7.2.1. Hệ thần kinh

Hệ thần kinh phát triển, khả năng tư duy thần kinh tổng hợp và trừu tượng hóa được phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhanh chóng hình thành được các phản xạ có điều kiện. Đây là đặc điểm thuận lợi để các em nhanh chóng tiếp thu và hoàn thiện động tác. Ngoài ra do sự hoạt động của các tuyến tạng, tuyến sinh dục, tuyến yên... làm cho sự hưng phấn, ức chế không cân bằng làm ảnh hưởng đến hoạt động TDTT. Tuy nhiên có một số bài tập đơn điệu, không hấp dẫn sẽ làm cho các em chóng mệt mỏi vì vậy cần thay đổi nhiều hình thức tập luyện như trò chơi, thi đấu để giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ của bài học

1.7.2.2. Hệ xương

Hệ xương các em bắt đầu giảm tốc độ phát triển, lứa tuổi này các xương nhỏ như xương cổ tay, bàn tay hầu như đã hoàn thiện nên các em có thể tập luyện một số động tác treo, chống mang vác nặng mà không làm tổn hại hoặc không tạo sự phát triển lệch lạc của cơ thể. Cột sống đã ổn định hình dạng nhưng vẫn chưa hoàn thiện, vẫn có thể bị cong vẹo nên việc tiếp tục bồi dưỡng tư thế chính xác thông qua hệ thống bài tập như đi, chạy, nhảy, thể dục nhịp điệu, thể dục cơ bản...

1.7.2.3. Hệ cơ

Các tổ chức cơ phát triển muộn hơn co cơ vẫn còn tương đối tốt, các bắp cơ lớn phát triển tương đối nhanh, còn các cơ nhỏ phát triển chậm hơn, các cơ co phát triển chậm hơn các cơ duỗi. Đây là thời kỳ cơ bắp phát triển nhanh nhất. Do vậy cần tập những bài tập phát triển sức mạnh để góp phần thúc đẩy sự phát triển các cơ. Vì vậy người huấn luyện viên, giáo viên phải chú ý đến các bài tập trong tập luyện phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức và đảm bảo sự phát triển cân đối của các cơ.

1.7.2.4. Hệ hô hấp

Đã phát triển và tương đối hoàn thiện, diện tích tiếp xúc của phổi khoảng 100 - 200cm khối gần bằng người trưởng thành, dung lượng phổi cũng được tăng lên nhanh chóng, tần số hô hấp gần giống người lớn 10 - 26 lần/phút. Tuy nhiên các cơ hô hấp vẫn còn yếu nên sự co giãn của lồng ngực còn nhỏ. Vì vậy giáo viên, huấn luyện viên cần chú ý phát triển các cơ hô hấp cho các em đặc biệt là cơ hoành và dạy các em thở sâu và tập chung chú ý các em thở bằng ngực

1.7.2.5. Hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn phát triển dần đi đến hoàn thiện, buồng tim phát triển tương đối hoàn chỉnh, hệ thống điều hòa vận mạch tương đối hoàn chỉnh,

phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ ràng và sau vận động mạch và huyết áp hồi phục nhanh chóng. Do đó huấn luyện viên, giáo viên có thể cho các em tập những bài tập dai sức và những bài tập có cường độ và khối lượng tương đối lớn. Đồng thời huấn luyện viên, giáo viên cần chú ý thường xuyên kiểm tra, theo dõi trạng thái sức khỏe của các em.

Tóm lại: Từ đặc điểm tâm sinh lý chúng tôi sẽ đưa ra phương pháp và khối lượng bài tập một cách hợp lý với lứa tuổi này để giúp cơ thể của các em phát triển và dần đi đến hoàn thiện về các cơ quan, hệ thống trong cơ thể. Do vậy việc sử dụng các bài tập phát triển tố chất thể lực nói chung và phát triển sức bền tốc độ nói riêng, đặc biệt là vận dụng các bài tập sức bền tốc độ nhằm góp phần nâng cao thành tích chạy cự ly trung bình. Đây là giai đoạn thuận lợi nhất cho việc hoàn thiện các tố chất thể lực. Do sức mạnh cơ bắp và sức bền đã được phát triển rất lớn, khả năng phối hợp vận động tốt lên rõ rệt. Vì vậy, ở tuổi này có thể áp dụng tất cả các bài tập dùng sức mạnh và sức bền, tham gia tập luyện và thi đấu tất cả các môn thể thao rất tốt.

Vấn đề giáo dục sức bền ở lứa tuổi này đặc biệt thuận lợi vì khối lượng tim và mạch máu đều đã đến mức tiêu chuẩn, hoạt động của tim ổn định. hệ thần kinh phát triển đầy đủ. Hệ thống tín hiệu thứ hai đã đạt tới mức hoàn chỉnh, ngôn ngữ bên trong và bên ngoài rất phong phú. Trong khi hệ thần kinh phát triển đầy đủ thì cấu trúc nội tế bào của não lại trở nên phức tạp hơn nhiều so với thời kỳ trước, số các sợi thớ liên hiệp tăng lên, các quá trình hưng phấn và ức chế cũng như mối liên hệ giữa chúng được hoàn thiện.

Tất cả những điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho ta áp dụng các phương tiện và phương pháp tập luyện để giáo dục các tố chất thể lực. Sự phát triển các tố chất thể lực theo lứa tuổi, quá trình hình thành và phát triển các tố chất thể lực luôn có mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành các kĩ năng vận động và mức độ phát triển của cơ quan và hệ cơ của cơ thể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triền sức bền chuyên môn nhằm nâng cao thành tích trong chạy cự ly trung bình cho nam đội tuyển điền kinh trường cao đẳng tuyên quang (Trang 60 - 64)

w