- Sức bền yếm khí: Là khả năng hoạt động lâu dài của cơ thể trong điều kiện dựa vào các nguồn cung cấp năng lượng yếm khí (các phản ứng giả
3 Ôn tập kiểm tra 2t
3.1.1. Cơ sở lý luận để lựa chọn bài tập
Ngày nay, để đạt được thành tích thể thao cao cần vận dụng phối hợp nhiều phượng tiện khác nhau như: điều kiện tự nhiên, vệ sinh, môi trường, chế độ dinh dưỡng.... trong đó quan trọng nhất là bài tập thể chất, phương tiện chuyên môn cơ bản nhằm phát triển các tố chất thể lực. Các bài tập dùng để phát triển thể lực nói chung và phát triển tố chất sức bền tốc độ (sức bền chuyên môn) nói riêng rất đa dạng và phong phú, việc sử dụng các bài tập này đòi hỏi phải phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của từng đối tượng tập luyện. Đồng thời các bài tập phát triển tố chất sức bền tốc độ phải được sắp xếp theo một hệ thống khoa học đảm bảo cho việc phát triển thành tích, phải lựa chọn hợp lý với đối tượng, trình độ tập luyện...
Do vậy, vấn đề lựa chọn các bài tập phát triển sức bền tốc độ cần căn cứ vào: - Căn cứ vào các nguyên tắc và phương pháp huấn luyện thể thao hiện đại: Do khoa học TDTT ngày càng phát triển nên các nguyên tắc và phương pháp cũng luôn thay đổi và phát triển để hợp lý, khoa học hơn. Đặc biệt trong việc huấn luyện sức bền tốc độ cần phải chú trọng lựa chọn các bài tập phù hợp với nguyên tắc hợp lý, nguyên tắc nâng dần, nguyên tắc hồi phục đúng mức, nguyên tắc cá biệt hoá...
- Căn cứ vào xu hướng phát triển sức bền tốc độ hiện nay ở trong và ngoài nước đó là xu hướng sử dụng đa dạng các bài tập chạy lặp lại và phối
hợp cự ly ngắn, chú trọng điều chỉnh lượng vận động nhất là cường độ và thời gian vận động hợp lý.
- Căn cứ vào thực trạng trình độ tập luyện của VĐV và sân bãi, dụng cụ của nhà trường để xây dựng bài tập mang tính khả thi và vừa sức.
- Căn cứ vào mục tiêu thành tích đề ra cho từng VĐV trong kế hoạch huấn luyện
Từ các vấn đề lý luận đã phân tích, dựa trên những cơ sở khoa học của quá trình huấn luyện thể lực và thực tế công tác giảng dạy, huấn luyện tại các địa phương, các trường năng khiếu thể thao đề tài thấy để lựa chọn được một số các bài tập phát triển sức bền tốc độ ứng dụng trong quá trình giảng dạy, huấn luyện cho nam đội tuyển điền kinh chạy cự ly trung bình trường cao đẳng Tuyên Quang cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau;
Các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo có chỉ tiêu đánh giá cụ thể. Nội dung, hình thức tập luyện phải phù hợp với đối tượng, điều kiện thực tiễn của công tác tập luyện cho đội tuyển điền kinh chạy cự ly trung bình trường Cao Đẳng Tuyên Quang.
Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo định hướng phát triển toàn diện cho các bộ phận chính của cơ thể tham gia vào hoạt động sức bền tốc độ trong tập luyện
- Việc lựa chọn các bài tập phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính thông tin cần thiết đối với đối tượng nghiên cứu.
Căn cứ vào các nghiên cứu trên đề tài đã tổng hợp được 20 bài tập, phát triển sức bền tốc độ (sức bền chuyên môn) cho nam đội tuyển chạy cự ly trung bình trường cao đẳng tuyên quang.
Với mục đích xác định cơ sở thực tiễn của việc lựa chọn hệ thống các bài tập ứng dụng trong giảng dạy, huấn luyện phát triển sức bền chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu, đề tài tiến hành phỏng vấn 30 giáo viên, giảng viên,
những huấn luyện viên làm công tác huấn luyện và các VĐV có thành tích cao trên địa bàn Tỉnh Tuyên Quang.
Từ kết quả trên, đề tài đã xác định được 20 bài tập nhằm nâng cao sức bền chuyên môn cho nam đội tuyển chạy cự ly trung bình trường Cao Đẳng Tuyên Quang đó là:
1. Bài tập 1: Chạy lặp lại (600m x 3) lần quãng nghỉ 5’ + (200 x 3 lần) quãng nghỉ 3’.
2. Bài tập 2: Chạy lặp lại 500m + 300m + 100m quãng nghỉ 8’ 3. Bài tập 3: Chạy 100m đường vòng x 5 lần, quãng nghỉ 5’. 4. Bài tập 4: Chạy 400m x 5 lần, quãng nghỉ 8’.
5. Bài tập 5: Chạy 400m nhanh + 200m chậm x 3 lần x 4 tổ, quãng nghỉ giữa các tổ 8’
6. Bài tập 6: Chạy 400m nhanh + 400m chậm x 3 lần x 4 tổ, quãng nghỉ giữa các tổ 8’
7. Bài tập 7: Chạy 200m nhanh + 200m chậm x 5 lần x 3 tổ, quãng nghỉ giữa các tổ 10’.
8. Bài tập 8: Chạy hỗn hợp (600m + 400m + 300m + 200m + 100m), quãng nghỉ 8’ – 5’ – 5’ – 3’.
9. Bài tập 9: Chạy hỗn hợp (200m + 400m + 600m) x 2 tổ, quãng nghỉ giữa tổ 10 ’ – 12’.
10.Bài tập 10: Chạy lặp lại (200m + 400m + 600m +400m + 200m), quãng nghỉ 6’
11.Bài tập 11: Chạy lặp lại 200m x 4 lần, quãng nghỉ 6’ + 400m x 2 lần quãng nghỉ 8’.
12.Bài tập 12: Chạy hỗn hợp các cự ly giảm dần (600m – 400m - 200m – 100m) quãng nghỉ 5’
13.Bài tập 13: Chạy lặp lại tổ (100m x 8 lần – 10 lần) x 2 tổ + tổ (200m x 6 – 8 lần) quãng nghỉ giữa các lần 2’ – 3’. giữa các tổ 8’
14. Bài tập 14: Chạy lặp lại đường vòng tổ (100m x 8 lần – 10 lần) x 2 tổ + tổ (200m x 6 – 8 lần) x 2 tổ quãng nghỉ giữa các lần 2’ – 3’. giữa các tổ 8’
15. Bài tập 15: Chạy trên địa hình tự nhiên
16. Bài tập 16. Chạy đạp sau 10 bước trên hỗ cát (m)
17. Bài tập 17. Chạy lặp lại (100m nhanh + 100m chậm) x 2 tổ quãng nghỉ giữa tổ 5’
18. Bài tập 18. Chạy tăng tốc 3 – 6 lần các đoạn từ 60m – 100m 19. Bài tập 19. Gánh tạ 15 kg đạp sau x 2 tổ quãng nghỉ 5’ 20. Bài tập 20. Chạy đạp sau 50m x 2 tổ quãng nghỉ 3’
Như vậy, trên cơ sở lý luận và qua khảo sát thực tiễn dưới hình thức phỏng vấn, đề tài đã lựa chọn được 20 bài bài tập chuyên môn ứng dụng trong quá trình thực nghiệm nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu.