1.2.2.1. Khái niệm sức bền
Trong bất kỳ một hoạt động, kể cả hoạt động trí óc lẫn hoạt động chân tay, theo thời gian con người đều cảm thấy mệt mỏi. Mệt mỏi có thể biểu hiện ra bằng thái độ như : Sự sụt giảm ý chí, toát mồ hôi, các thao tác hoạt động không còn chính xác nữa và dẫn tới hiệu suất công việc bị giảm sút. Người ta coi trạng thái giảm sút tạm thời là khả năng vận động do hoạt động gây nên là trạng thái mệt mỏi
Mệt mỏi diễn ra theo hai giai đoạn :
- Giai đoạn xuất hiện mệt mỏi nhưng nhờ sự nỗ lực ý chí mà con người vẫn duy trì được cường độ hoạt động ở mức tương đối cao gọi là giai đoạn mệt mỏi có bù
- Dù có cố gắng đến mấy thì cường độ vận động vẫn bị giảm sút và tới mức phải dừng công việc gọi là giai đoạn mệt mỏi mất bù
Từ đó có định nghĩa sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó.
1.2.2.2. Phân loại sức bền
Sức bền là một tố chất thể lực, là năng lực chống lại mệt mỏi trong hoạt động vận động.
Sức bền phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Năng lực hoạt động của hệ thống tim mạch. - Quá trình trao đổi chất
- Sự tiết kiệm hóa trong vận động (thả lỏng, kỹ thuật) - Các phẩm chất tâm lý chuyên môn
Sức bền phát triển tốt là tiền đề quan trọng để con người có thể sẵn sàng lao động, học tập với năng suất cao, đồng thời hình thành những phẩm chất tốt đẹp như tính kiên trì, tinh thần bền bỉ, ý chí quyết tâm...
Tập luyện sức bền sẽ nâng cao khả năng làm việc của cơ thể đặc biệt là hệ thống tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ thống vận động.
Trong thể thao, sức bền là yếu tố quyết định thành tích của nhiều môn thể thao. Sức bền phát triển tốt sẽ nâng cao khả năng chịu đựng lượng vận động tập luyện và là tiền đề quan trọng để người tập có thể hồi phục nhanh chóng sau quá trình tập luyện và thi đấu.
Việc phân loại sức bền có rất nhiều quan điểm khác nhau, mỗi một trường phái khác nhau lại căn cứ vào yêu cầu, đặc điểm khác nhau đê phân loại. Qua phân tích và nghiên cứu tài liệu đề tài cho thấy có một số cách phân loại như sau :