Cơ sở sinh lý của tố chất sức bền chuyên môn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triền sức bền chuyên môn nhằm nâng cao thành tích trong chạy cự ly trung bình cho nam đội tuyển điền kinh trường cao đẳng tuyên quang (Trang 49 - 51)

- Sức bền yếm khí: Là khả năng hoạt động lâu dài của cơ thể trong điều kiện dựa vào các nguồn cung cấp năng lượng yếm khí (các phản ứng giả

1.4.3. Cơ sở sinh lý của tố chất sức bền chuyên môn

Sức bền chuyên môn là hoạt động sức bền trong thời gian ngắn đặc trưng cho các hoạt động kéo dài liên tục từ 45 giây – 2 phút với sự tham gia của một khối lượng cơ bắp lớn, năng lượng cung cấp chủ yếu cho hoạt động này là năng lượng yếm khí đòi hỏi sự nỗ lực lớn của tất cả các cơ quan để chống lại sự mệt mỏi.

Đặc điểm của sức bền phụ thuộc vào khả năng hấp thụ oxy tối đa (VO2 max) càng cao thì công suất hoạt động ưa khí tối đa càng lớn. Khả năng hấp thụ oxy tối đa của cơ thể được quyết định bởi hai hệ thống chức năng chính là hệ vận chuyển oxy, hệ sử dụng oxy.

a. Hệ vận chuyển oxy

Bao gồm hệ hô hấp ngoài, máu và mạch tim, chức năng của cơ quan này cuối cùng đều quyết định khả năng vận chuyển oxy cho cơ thể. Hệ hô hấp đảm bảo sự trao đổi khí giữa bên trong và bên ngoài máu. Trong hoạt động yếm khí cơ thể hoạt động trong điều kiện ổn định giả nên hệ hô hấp phải hoạt động với tần số lớn. Sự tăng công suất của hệ hô hấp ngoài là do lực và sức

bền của các cơ hô hấp tăng nên độ sâu hô hấp giảm.

Hệ máu thể tích máu và hàm lượng Hemoglobin quyết định khả năng vận chuyển của cơ thể. Tập luyện sức bền tốc độ là tăng lượng máu tuần hoàn có ý nghĩa rất lớn đối với khả năng vận chuyển khí oxy của cơ thể. Nhờ lượng máu tuần hoàn lớn mà lượng máu trở về tim cũng lớn hơn tạo điều kiện cho thể tích tâm thu cơ thể tăng lên, lượng máu tuần hoàn tăng pha loãng các sản phẩm trao đổi chất (như axit lactic) có trong máu và làm giảm nồng độ của chúng tránh hiện tượng rối loạn môi trường nội môi ảnh hưởng tới hoạt động cơ.

Hệ tim mạch: Máu có thể thực hiện được chức năng vận động hay không là nhờ vào khả năng làm việc của hệ tim mạch. Trong các hoạt động chuyên môn đặc biệt là hoạt động ưa khí tối đa hệ tim mạch được phát triển rất rõ rệt. Cụ thể là làm tăng khối lượng tim, phì đại cơ tim, rộng buồng tim, tăng đàn tính cơ tim và thành mạch. Chính vì vậy mà thể tích tâm trương và tâm thu được tăng lên, tăng khối lượng và tốc độ dẫn máu trong thành mạch. Khi hoạt động ưa khí tối đa thể tích phút của từng VDV sức bền có thể đạt tới 38 – 40 lần/phút (gấp đôi thường). Thể tích tâm thu tối đa có thể đạt tới 190 – 210 ml trong khi đó người trung bình thường không quá 130ml. Hệ tim mạch phát triển còn làm tăng số lượng các mao mạch nhỏ và làm tăng bề mặt khuyết tán khi thực hiện các quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

b, Hệ sử dụng oxy

Trong hoạt động thể lực, hệ cơ được coi là hệ sử dụng oxy của cơ thể. Đặc điểm nổi bật về cấu tạo cơ của các VDV chạy cự ly trung bình là tỷ lệ sợi cơ chậm (nhóm I) rất cao. Tỷ lệ sợi cơ chậm VO2max có tương quan tuyến tính với nhau, VDV có tỷ lệ sợi cơ chậm cao thì VO2max cao, ở những VDV chạy marathon có trình độ cao tỷ lệ sợi cơ chiếm 80% số sợi cơ trong bó cơ, trong khi đó những VDV chạy 100m tỷ lệ này là 20 – 30%, trong chạy cự ly trung bình tỷ lệ này là 44 – 45% (Philin – 1987).

nhanh có trong bắp cơ. Khi tỷ lệ các cơ có hoạt tính oxy hóa tăng thì tỷ lệ các cơ nhanh lại giảm xuống, tức là khi khả năng hoạt động ưa khí tăng thì khả năng hoạt động yếm khí bị hạn chế.

Do đó VĐV tập luyện sức bền chuyên môn sử dụng nguồn năng lượng yếm khí tạo ra nhiều axit lactic hơn ở các VDV tập luyện sức bền.

Vì vậy quá trình tập luyện chuyên môn cần phải làm tăng khả năng hấp thụ oxy để làm giảm lượng axit lactic có trong máu và như vậy làm tăng khả năng hoạt động yếm khí kéo dài của cơ thể. Đó là một trong những điều quan trọng nhất làm tăng sức bền chuyên môn, tim và mạch máu có những biến đổi sâu sắc về cấu tạo và các chức năng cấu tạo buồng tim giãn, cơ tim phì đại. Giãn buồng tim làm cho lượng máu chứa trong các buồng tim tăng lên, đó là yếu tố quan trọng để tăng thể tích tâm thu khi cần thiết. Phì đại cơ tim làm tăng lực bóp của tim, về chức năng làm giảm tần số cơ bóp của tim khi yên tĩnh. Sự giảm nhịp tim làm cho tim hoạt động kinh tế, ít tiêu hao năng lượng hơn và có thời gian nghỉ dài hơn. Những yếu tố đó có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng khả năng tối đa của tim trong vận động.

Tập luyện phát triển sức bền chuyên môn hiệu quả cơ bản là tăng hiệu quả hấp thụ oxy của cơ thể và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ thể trong hoạt động với công suất thời gian ngắn. Để phát triển sức bền chuyên môn một mặt đòi hỏi VDV phải có sức bền tốt, đồng thời phải tăng cường độ linh hoạt của thần kinh cơ, nâng cao tốc độ thả lỏng cơ, cứ như vậy mới đạt được hiệu quả cao trong quá trình tập luyện sức bền chuyên môn và đặc biệt trong các môn chạy cự ly trung bình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triền sức bền chuyên môn nhằm nâng cao thành tích trong chạy cự ly trung bình cho nam đội tuyển điền kinh trường cao đẳng tuyên quang (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w