Cơ sở lý luận của tố chất sức mạnh – bền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triền sức bền chuyên môn nhằm nâng cao thành tích trong chạy cự ly trung bình cho nam đội tuyển điền kinh trường cao đẳng tuyên quang (Trang 41 - 42)

- Sức bền yếm khí: Là khả năng hoạt động lâu dài của cơ thể trong điều kiện dựa vào các nguồn cung cấp năng lượng yếm khí (các phản ứng giả

1.3.1. Cơ sở lý luận của tố chất sức mạnh – bền

Sức mạnh – bền là khả năng sinh lực trong các động tác tĩnh và chậm, lực tối đa mà con người có thể sinh ra được một mặt phụ thuộc vào đặc tính sinh cơ của động tác (độ dài cánh tay đòn, khả năng thu hút các nhóm cơ lớn nhất hoạt động). Mặt khác sức mạnh – bền phụ thuộc vào mức độ hoạt động của từng nhóm cơ riêng biệt và sự phối hợp giữa chúng. Nhóm sức mạnh này lại được phân phối thành hai loại : Sức mạnh phụ thuộc vào chế độ vận động đó là sức mạnh động lực và sức mạnh hoãn xung. Khi tham gia hoạt động với cường độ cực đại thì đòi hỏi tất cả các nhóm cơ tham gia hoạt động. Nếu do lực cơ phát huy khoảng 20 – 80% khả năng tối đa của nó thì cơ chế điều hòa số lượng với cơ có ý nghĩa cơ bản. Vì vậy chỉ có sử dụng những kích thích có cường độ lớn hơn mới có tác dụng nâng cao khả năng chức phận của cơ thể. Với những trọng lượng nhỏ thì cường độ kích thích sẽ yếu. Do đó kích thích có khả năng điều hòa đồng bộ để phát triển sức bền tốc độ. Nó là một mặt

không thể thiếu được đối với quá trình tập luyện các cự ly trung bình

Sức mạnh – bền đặc trưng cho một năng lực sức mạnh cao, đồng thời có sức bền tốt. Đặc biệt khi phát triển tốt sức bền cục bộ ở các cơ này chịu lượng vận động đặc biệt lớn trong quá trình hoạt động của động tác chuyên môn sức mạnh – bền là cơ sở chủ yếu cho các môn thể thao sức bền nhằm khắc phục những lực cản lớn nhất.

Đặc trưng lượng vận động phát triển sức mạnh – bền trong huấn luyện chạy cự ly trung bình bao gồm các bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể và khắc phục trọng lượng bên ngoài với trọng lượng sử dụng từ 20 – 50% trọng lượng cơ thể và hoạt động với thời gian dài. Như các bài bật nhảy, các bài tập liên hoàn, các bài tập với tạ đòn... Và những bài tập nhằm phát triển sức mạnh – bền đều có đặc tính đặc trưng lượng vận động :

- Cường độ hoạt động trung bình. - Khối lượng lớn

+ Số lần lặp lại nhiều + Tổ lặp lại nhiều - Quãng nghỉ ngắn

- Tính chất nghỉ ngơi tích cực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triền sức bền chuyên môn nhằm nâng cao thành tích trong chạy cự ly trung bình cho nam đội tuyển điền kinh trường cao đẳng tuyên quang (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w