- Sức bền yếm khí: Là khả năng hoạt động lâu dài của cơ thể trong điều kiện dựa vào các nguồn cung cấp năng lượng yếm khí (các phản ứng giả
1.4.1. Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh – bền.
Sức mạnh – bền mà con người có thể đạt được một mặt phụ thuộc vào đặc điểm sinh cơ của động tác. Mặt khác phụ thuộc vào mức độ gắng sức của các nhóm cơ riêng và sự phối hợp giữa chúng
Giản đồ hóa vấn đề ta có thể nói rằng mức độ căng cơ biểu hiện trong một cơ thể sống được xác định bởi 2 yếu tố :
- Xung động từ tế bào vận động ở vùng trước tủy sống đến cơ
- Nói một cách ước định là do phản ứng của chính cơ bắp tức là lực mà cơ bắp sản sinh ra đáp ứng lại những kích thích nhất định. Phản ứng của cơ thể phụ thuộc vào tiết diện sinh lý của nó và đặc điểm khác nhau về cấu trúc, về ảnh hưởng dinh dưỡng của hệ thần kinh trung ương được thực hiện qua hệ thống Adrenalin giao cảm, phụ thuộc vào độ dài của cơ trong thời điểm đó và các yếu tố khác. Đặc tính của xung động là cơ chế quan trọng tạo điều kiện thay đổi tức thời mức độ căng cơ, sự thay đổi được thực hiện bằng 2 cách :
+ Bằng cách dựa vào hoạt động các số lượng đơn vị vận động khác nhau. + Bằng cách thay đổi những tần số xung đột (Trong 1s từ 5 – 6 đến 35 – 60 khi gắng sức hết mức). Trong khoảng thời gian giao động từ 20 – 80% sức mạnh tối đa thì sự điều hòa do đưa vào hoạt động với đơn vị vận động khác nhau có ý nghĩa cơ bản. Trong trường hợp gắng sức tối đa có thể có cách điều hòa. Đó là sự đồng bộ hoạt động tích cực của các đơn vị vận động.
Đối với những người không tập luyện, không quá 20% những xung động được ghi lại là hoạt động đồng bộ. Cùng với việc nâng cao trình độ rèn luyện khả năng đồng bộ hóa cũng nâng lên rõ rệt.
Đối với những VĐV chạy cự ly trung bình đẳng cấp cao, khi gắng sức tới tốc độ tối đa sự đồng bộ hóa của họ lớn đến nỗi điện cơ đồ ghi được bằng các điện cực trên da hầu như đỏ dần và mồ hôi ra nhiều. Mức gắng sức của cơ không bị chi phối bởi các xung động có mức hưng phấn cố định, mức hưng phấn này chỉ phụ thuộc vào trạng thái chức năng của hệ thần kinh.
Khi cơ hưng phấn, các đơn vị vận động trở nên tích cực trong hoạt động tiếp theo. Lúc bắt đầu co rút thì vùng đơn vị tham gia vào hoạt động bị hạn chế, vùng đó tăng dần khi độ tăng cơ được tăng lên nhưng cơ có khả năng thực hiện nhiều chức năng, sự liên tục bổ xung tùy thuộc vào đặc tính của VĐV.
Ở đây sự điều tiết của cơ chế thần kinh trung ương như thế nào chưa rõ. Nhiều số liệu gián tiếp cho phép và xác định rằng có 3 cơ chế chủ yếu :
+ Cơ chế thứ nhất liên quan đến sự điều tiết căng cơ trong điều kiện duy trì tư thế.
+ Cơ chế thứ hai được vận dụng để định lượng độ căng cơ khi thực hiện các động tác khác nhau mà không phải sử dụng tới sức mạnh tối đa.
+ Cơ chế cuối cùng khi gắng sức tối đa hệ thống gama vận động của cơ không giữ vai trò chủ yếu.
Xung động hiệu ứng bắt đầu từ bộ phận tương ứng của não qua nơron vận động thẳng vào sợi cơ. Sự điều hòa chủ yếu của quá trình phức tạp này là vỏ não.