- Sức bền yếm khí: Là khả năng hoạt động lâu dài của cơ thể trong điều kiện dựa vào các nguồn cung cấp năng lượng yếm khí (các phản ứng giả
3 Ôn tập kiểm tra 2t
3.2.2. Cơ sở thực tiễn xây dựng công tác huấn luyện
Với mục đích xây dựng chương trình tập luyện nhằm phát triển năng lực sức bền chuyên môn cho nhóm thực nghiệm, đề tài đã căn cứ vào kế hoạch để tiến hành lập kế hoạch tập luyện. Để có cơ sở thực tiễn ứng dụng các bài tập
đề tài đã tiến hành phỏng vấn (thông qua phiếu hỏi) của giáo viên, giảng viên, HLV về số buổi tập, thời gian 1 buổi tập và thời điểm tập luyện.
- Về số buổi tập/1 tuần: Đa số các ý kiến đều cho rằng để phát triển sức bền chung và sức bền chuyên môn thì số buổi tập trên 1 tuần tối thiểu phải là 2 buổi trở lên. Các ý kiến này cũng cho rằng nếu số buổi tập nhiều hơn thì giá trị phát triển sức bền của các bài tập cũng sẽ tốt hơn song do các em còn có nhiệm vụ học tập các môn văn hoá và học ngoại khoá các môn khác.
- Về thời gian/1 buổi tập: Nhìn chung có sự thống nhất cao giữa các ý kiến trả lời cho rằng để phát triển sức bền chuyên môn cho nam đội tuyển chạy cự ly trung bình trường Cao Đẳng Tuyên Quan thì thời gian 1 buổi tập đối với giờ học chính khoá là từ 20 – 25 phút, từ 45 – 60 phút vào giờ ngoại khoá
- Về hình thức tổ chức tập luyện: Các ý kiên cho rằng để phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển Trường thì hình thức tập luyện chủ yếu và thích hợp là tập theo nhóm
Với quỹ thời gian như trên, đề tài tiến hành xây dựng tiến trình tập luyện sức bền chuyên môn cho đối tượng thực nghiệm.
Tiến trình tập luyện (phụ lục 2)
Chỉ ứng dụng các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu vào các tiết thực dạy (trừ các tiết học lý thuyết và kiểm tra)
Tuỳ theo thời gian từng bài tập để ứng dụng tập luyện trong buổi học.