Cơ sở lý luận của tố chất sức bền chuyên môn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triền sức bền chuyên môn nhằm nâng cao thành tích trong chạy cự ly trung bình cho nam đội tuyển điền kinh trường cao đẳng tuyên quang (Trang 44 - 45)

- Sức bền yếm khí: Là khả năng hoạt động lâu dài của cơ thể trong điều kiện dựa vào các nguồn cung cấp năng lượng yếm khí (các phản ứng giả

1.3.3. Cơ sở lý luận của tố chất sức bền chuyên môn

Trong hoạt động thể dục thể thao sức bền được hiểu là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong hoạt động nào đó, sức bền đảm bảo cho VĐV đạt được cường độ tốt nhất các hành vi kỹ thuật, chiến thuật tới cuối cự ly. Do vậy sức bền không những là một nhân tố xác định ảnh hưởng tới thành tích mà còn là nhân tố xác định thành tích tập luyện và ảnh hưởng chịu đựng được lượng vận động của VĐV, sức bền phát triển tốt cũng là một điều kiện quan trọng để hồi phục nhanh.

Trình độ sức bền được xác định trước hết bởi chức năng của hệ thống tuần hoàn, quá trình trao đổi chất hoạt động của hệ thống thần kinh và sự phối hợp hoạt động của các hệ thống cơ quan, ở đây sự kinh tế hóa tất cả khả năng chức phận của VĐV cho các thành tích sức bền phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng phối hợp vận động và các tính chất điều khiển tâm lý và đặc biệt là điều khiển ý chí của VĐV (Tức là khi con người thực hiện một hoạt động nào đó với cường độ lớn thì sau một thời gian sẽ cảm thấy việc thực hiện hoạt động khó khăn hơn biểu hiện ra ngoài như : Sự căng thẳng, mồ hôi ra nhiều, cũng có biến đổi sâu sắc về tâm lý song con người vẫn duy trì được sự hoạt động nhờ những nỗ lực ý chí và sự chống lại mệt mỏi).

Khi nói đến sức bền trong hoạt động thể thao chủ yếu người ta nói đến sức bền trong các bài tập đòi hỏi hầu hết các nhóm cơ tham gia hoạt động như chạy, đua xe đạp đường dài... Trong các bài tập thể thao cơ chế mệt mỏi cũng hoàn toàn khác nhau, các yêu cầu tâm lý, sinh lý đối với sức bền phụ thuộc chủ yếu vào thời gian hoạt động. Trong thi đấu cần chọn thời gian kéo dài của thi đấu là điềm chính để phân loại và cần phân biệt sức bền trong thời gian dài, sức bên trong thời gian ngắn và sức bền trong thời gian trung bình.

Sức bền trong thời gian ngắn là sức bền cần thiết để vượt qua một cự ly mà VĐV thực hiện bài tập không bị giảm sút tốc độ ở cuối cự ly, ở đây đòi hỏi một tỷ lệ % cao về các quá trình trao đổi yếm khí. Trình độ sức bền trong

thời gian ngắn cũng phụ thuộc một cách quyết định vào mức độ sức bền trong thời gian ngắn. Trình độ sức bền trong thời gian ngắn cũng phụ thuộc một cách quyết định vào mức độ phát triển của sức mạnh – bền và sức nhanh – bền. Chạy cự ly trung bình (vùng công suất dưới cực đại) tạo nên những kích thích lớn ở trung tâm thần kinh, cường độ biến đổi hài hòa ở các tế bào thần kinh cũng như trong cơ bắp rất cao. Mặt khác, sức bền trong cự ly trung bình có tính chuyên biệt phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện kỹ thuật. Vậy sức bền có liên quan trực tiếp đến thành tích trong chạy cự ly trung bình.

Như chúng ta đã biết trong chạy cự ly trung bình thuộc vùng hỗn hợp yếm khí và ưa khí. Do vậy mà các tố chất sức mạnh – bền, sức bền chuyên môn và sức bền chung là một thành phần không thể thiếu được. Nếu như chỉ có sức bền chung thì vẫn chưa đủ vì trong chạy cự ly trung bình sức bền chung chỉ áp dụng trong thời kỳ chuẩn bị với mực đích phát triển thể lực chung cho VĐV, còn sức bền chuyên môn được đưa vào giai đoạn huấn luyện chuyên môn, trong chạy cự ly trung bình cũng đòi hỏi ý chí tốt hơn mới vượt qua được hầu hết quãng đường. Do đó trong quá trình tập luyện cũng cần phải giáo dục ý thức phẩm chất cho VĐV.

Các bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn ở đây chủ yếu là các bài tập lặp lại với tốc độ tới hạn của cơ thể trong trạng thái hiện trạng, có như vậy mới tạo được sự chuyển biến tốt sức bền chuyên môn. Vậy cần giải quyết các nhiệm vụ có liên quan vì ở cự ly trước tiên phải đảm bảo kỹ năng hoạt động trong tình trạng thiếu oxy của cơ quan nội tạng, hoàn thiện và nâng cao các chức năng của cơ thể, mặt khác cơ sở sinh lý để phát triển sức bền chuyên môn không những chỉ áp dụng các bài tập một cách máy móc mà còn phải căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, giới tính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triền sức bền chuyên môn nhằm nâng cao thành tích trong chạy cự ly trung bình cho nam đội tuyển điền kinh trường cao đẳng tuyên quang (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w