Các nguyên tắc cơ bản phát triển sức bền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triền sức bền chuyên môn nhằm nâng cao thành tích trong chạy cự ly trung bình cho nam đội tuyển điền kinh trường cao đẳng tuyên quang (Trang 86 - 88)

- Sức bền yếm khí: Là khả năng hoạt động lâu dài của cơ thể trong điều kiện dựa vào các nguồn cung cấp năng lượng yếm khí (các phản ứng giả

3 Ôn tập kiểm tra 2t

3.2.1. Các nguyên tắc cơ bản phát triển sức bền

3.2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học được căn cứ dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan và phân tích thực trạng hoạt động dạy học, biện pháp tổ chức hoạt động dạy học của Trung tâm TDTT và nhà Trường trong những năm qua. Mặt khác khi đề xuất các biện pháp phải căn cứ vào các nguyên tắc nhất định

- Các biện pháp đề xuất phải mang tính khả thi, nghĩa là phải phù hợp với đặc điểm , tình hình và điều kiện cụ thể của nhà Trường và tổ bộ môn

- Biện pháp đề xuất phải hướng đến mục đích là nhằm phát huy những mặt mạnh công tác tổ chức dạy học để trên cơ sở đó bổ xung, phát triển, hoàn thiện hơn, hạn chế khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC

- Các biện pháp đề xuất phải có tác dụng bổ trợ cho nhau, thống nhất với nhau trên cơ sở cùng chung mục đich xây dựng, phát triển hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động dạy học, nhằm nâng cao hiệu quả GDTC của nhà Trường.

Các biện pháp đề xuất phải mang tính chiến lược, nghĩa là vừa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi nhiệm vụ trước mắt vừa phải đáp ứng yêu cầu lâu dài.

Chúng ta biết rằng, thực tiễn đó là hoạt động vật chất và tinh thần của con người nhằm tác động và cải tạo thực tế khách quan vì lợi ích của con người. Vì thế không thể bỏ qua vai trò của thực tiễn, chính thực tiễn đánh giá các hoạt động một cách khách quan và công bằng.

Các biện pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả phải cụ thể hoá đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng và nhà nước, Các biện pháp đổi mới tổ chức hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả GDTC phải xác định các biện pháp triển khai có hiệu quả trong thực tiễn của Trường

3.2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Đảm bảo tính hệ thống trong tổ chức hoạt động dạy học là đảm bảo việc thực hiện đúng, đủ tất cả các khâu từ tổ chức xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch đến tổ chức hoạt động sắp xếp thời khoá biểu, tổ chức hoạt động dạy học và tổ chức kiểm tra đánh giá...

Bản chất nguyên tắc hệ thống biểu hiện ở các mặt: Thường xuyên tập luyện, sự luân phiên hợp lý giữa tập luyện và nghỉ ngơi, luyện tập lặp lại kết hợp với biến dạng và sự tuần tự của các buổi tập và mối quan hệ giữa các nội dung tập luyện.

3.2.1.4. Nguyên tắc thích hợp và cá biệt hoá

Nguyên tắc yêu cầu tính đến đặc điểm của người tập và mức tác động của những nhiệm vụ học tập để đề ra cho họ. Về bản chất, nó thể hiện yêu cầu cần phải tổ chức việc dạy học và giáo dục sao cho tương ứng với khả năng của người tập, đồng thời có tính đến các đặc điểm, lứa tuổi, giới tính, trình độ sơ bộ và cả những khác biệt cá nhân về năng lực thể chất và tinh thần.

Trong GDTC nguyên tắc này đặc biệt quan trọng vì ở đây tác động rất mạnh mẽ đến các chức năng quan trọng trong cơ thể sống, chỉ cần lượng vận động vượt quá mức cơ thể chịu đựng được phần nào là đã có thể nảy sinh nguy cơ đối với sức khoẻ người tập, gây nên hiệu quả ngược lại. Việc tuân

thủ theo đúng nguyên tắc này bảo đảm hiệu quả của GDTC.

3.2.1.5. Nguyên tắc tăng dần yêu cầu

Thể hiện xu hướng chung về các yêu cầu đối với người tập trong quá trình giáo dục thể hiện qua thực hiện các nhiệm vụ mới ngày càng khó khăn, ở việc tăng từ từ khối lượng và cường độ vận động có liên quan đến nhiệm vụ đó.

Cần thiết phải thường xuyên đổi mới nhiệm vụ theo xu hướng chung là tăng lượng vận động, cũng như bất kỳ một quá trình nào khác, GDTC đều không ngừng vận động, phát triển, đồng thời thay đổi buổi tập này sang buổi tập khác, từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Nét tiêu biểu ở đây là tăng độ phức tạp của các bài tập.

Tăng lượng vận động

+ Tạo ra kỹ xảo phong phú, hình thành kỹ xảo mới, củng cố kỹ xảo cũ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dễ dàng.

+ Những biến đổi tốt xảy ra trong cơ thể dưới tác động của các bài tập tỷ lệ thuận với khối lượng và cường độ vận động.

Khi tăng lượng vận động cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Đảm bảo vừa sức (không quá mức cơ năng của cơ thể), phù hợp với lứa tuổi, giới tính, đặc điểm cá nhân.

+ Đảm bảo tính tuần tự (tính kế thừa và quan hệ lẫn nhau giữa các buổi tập). + Thường xuyên luyện tập

+ Luân phiên hợp lý giữa vận động và nghỉ ngơi.

+ Kết quả vận động phải đảm bảo đến mức bền vững. Tính bền vững của sự thích nghi thông qua việc phát triển thể chất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triền sức bền chuyên môn nhằm nâng cao thành tích trong chạy cự ly trung bình cho nam đội tuyển điền kinh trường cao đẳng tuyên quang (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w