Về cơ cấu đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh hưng yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổingày (Trang 64 - 68)

2.3.2.1. Về cơ cấu độ tuổi

Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh Hưng Yên và việc thực hiện tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ của Sở GD&ĐT, đội ngũ giáo viên các trường TH tỉnh Hưng Yên đã có sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng theo hướng trẻ hóa.

Bảng số 2.11. Số lượng và tỷ lệ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên phân chia theo độ tuổi

Năm học Tổng số giáo viên Tuổi < 30 30 < Tuổi < 50 Tuổi > 50 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

2010-2011 3843 760 19.8 2545 66.2 538 14

2011-2012 3890 781 20.1 2584 66.4 525 13.5

2012-2013 3991 830 20.8 2635 66 526 13.2

(Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên)

Ở độ tuổi trên 50, số giáo viên chiếm tỷ lệ trên 13% ( từ 13,2% đến 14%). Đây là số giáo viên có thâm niên nghề nghiệp cao, có kinh nghiệm trong giảng dạy. Tuy nhiên số giáo viên này do tâm lý lứa tuổi nên việc tiếp cận công nghệ thông tin còn chậm, ngại thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Bên cạnh đó, một bộ phận chưa chuẩn về trình độ đào tạo nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung.

Số giáo viên có độ tuổi từ trên 30 đến dưới 50 chiếm tỷ lệ cao (trên 66%). Đây là lực lượng nòng cốt, phần lớn giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Ở độ tuổi này đã chín muồi về kỹ năng nghệ nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ đã được khẳng định. Đội ngũ này nếu được quản lý phát triển tốt sẽ có ảnh hưởng mạh mẽ đến chất lượng giảng dạy của cả đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, hàng năm cần phân loại đội ngũ giáo viên này theo các tiêu chí khác nhau như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng về ngoại ngữ, tin học…để có những hình thức đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày trong giai đoạn hiện nay .

Số giáo viên dưới 30 tuổi trong những năm gần đây đã tăng đáng kể, chiếm tỷ lệ 20%. Số giáo viên ở độ tuổi này tuy không nhiều nhưng lại là lực lượng hết sức quan trọng trong đội ngũ chung của các nhà trường. Với sức trẻ, lòng nhiệt tình, khả năng thích ứng nhanh với tri thức và khoa học hiện đại, cơ bản có trình độ ngoại ngữ, tin học, đội ngũ giáo viên này sẽ là nguồn bổ sung thay thế, kế cận kịp thời đội ngũ giáo viên trên 50 tuổi. Tuy nhiên,

hạn chế lớn nhất của số giáo viên dưới 30 tuổi là thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Đây là một trong những yêu cầu đối với các nhà quản lý để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn vững vàng kèm cặp, giúp đỡ để đội ngũ giáo viên này được nâng cao tay nghề.

2.3.2.2. Về thâm niên giảng dạy

Bảng số 2.12. Số lượng và tỷ lệ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên phân chia theo thâm niên giảng dạy

Năm học Tổng số giáo viên

< 5 năm Từ 5-10 năm Từ 11-30 năm > 30 năm

SL % SL % SL % SL %

2010-2011 3843 634 16.5 861 22.4 1718 44.7 630 16.4

2011-2012 3890 692 17.8 906 23.3 1673 43 619 15.9

2012-2013 3991 742 18.6 954 23.9 1692 42.4 603 15.1 (Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên)

Kết quả thống kê trên cho thấy: Số giáo viên có thâm niên giảng dạy dưới 5 năm chiếm tỷ lệ trên 16% ( từ 16,5% đến 18,6% ). Số giáo viên này mới được tuyển dụng hoặc hợp đồng trong vòng 4 năm trở lại đây. Tuy họ có sức trẻ và lòng nhiệt tình trong công tác nhưng còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, còn hạn chế về kỹ năng sống, phẩm chất chính trị chưa thật ổn định. Vì vậy các nhà quản lý cần quan tâm giám sát và có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên để đội ngũ giáo viên trẻ phát huy được thế mạnh của mình.

Số giáo viên có thâm niên từ 5 -10 năm công tác chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số giáo viên. Đây là điều kiện thuận lợi trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán, thuận lợi cho công tác quy hoạch phát triển cán bộ nguồn.

dạy, học tập. Số giáo viên có thâm niên công tác trên 30 năm không nhiều song đây là những giáo viên đều trên 50 tuổi. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho công tác giảng dạy và ảnh hưởng đến chất lượng chung của các trường.

2.3.2.3. Về cơ cấu giới tính

Cơ cấu đội ngũ phân chia theo giới tính trong một bộ máy tổ chức có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động mà bản thân mỗi cá nhân, tổ chức đó mang lại. Tuy nhiên cần phải xem xét, phân tích đặc thù của từng ngành nghề, từng công việc cụ thể để đánh giá mức độ tác động của yếu tố giới tính đến công việc của tổ chức, cá nhân đó như thế nào.

91.4%

8.6%

Nam Nữ

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ nam/nữ trung bình của đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên từ năm 2010-2013

Qua biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ giáo viên nữ so với nam chênh lệch quá nhiều. Số giáo viên nam chỉ chiếm 8,6%, số giáo viên nữ chiếm 91,4%. Do đặc điểm về giới, phụ nữ thường chăm lo quán xuyến việc nhà nhiều hơn nam giới và phải giành nhiều thời gian cho việc chăm sóc, nuôi dạy con. Cho nên việc đầu tư công tác chuyên môn, học tập nâng cao trình độ và tham gia các hoạt động của nhà trường là một sự cố gắng lớn của phụ nữ. Bên cạnh đó, nữ

giới ở trong độ tuổi xây dựng gia đình, nghỉ thai sản, ốm đau sẽ dẫn tới tình trạng thiếu giáo viên cục bộ. Vì vậy trong công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên của các nhà trường cần quan tâm chú ý đến những điều kiện, khả năng của giới để động viên khuyến khích giáo viên nữ khắc phục những khó khăn về giới, vươn lên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh hưng yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổingày (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)