Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh hưng yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổingày (Trang 50)

Hưng Yên là mảnh đất mang nhiều dấu ấn lịch sử, nơi có nền văn hiến lâu đời còn lưu danh sử sách. “ Thứ nhất kinh kì, thứ nhì phố Hiến”, Hưng Yên đất học – nơi có Văn Miếu ghi danh các vị đỗ đạt cao. Người dân Hưng Yên hiếu học, cần cù chịu khó, có ý thức vươn lên vì sự phát triển của quê hương, đất nước. Từ những truyền thuyết Tiên Dung – Chử Đồng Tử, Tống Trân Cúc Hoa, tướng quân Phạm Ngũ Lão, Hoàng Hoa Thám tới 138 vị đỗ đạt cao như trạng nguyên Tống Trân ( Phù Cừ), trạng nguyên Nguyễn Kì ( Khoái Châu), trạng nguyên Dương Phúc Tư ( Văn Lâm),... còn lưu tại Văn

nơi sinh ra nhiều người đỗ đạt, nhiều nhân vật tài giỏi, được sử sách ca ngợi, nhân dân truyền tụng.

Về văn học: Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng.

Về Y học: Hải Thượng Lãn Ông: Lê Hữu Trác Về khoa học: Phạm Huy Thông, Nguyễn Công Tiễu

Nhà hoạt động chính trị: Nguyễn Văn Linh, Tô Hiệu, Lê Văn Lương, Phó Đức Chính,...

Mặc dù Hưng Yên là tỉnh còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, song được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự chỉ đạo sát sao của các cấp các ngành trong tỉnh, công tác GD&ĐT của tỉnh đã có những bước phát triển mới và gặt hái được nhiều thành tích đáng kể. Năm học 1999- 2000 được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, Bộ GD&ĐT tặng cờ tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Năm học 2001- 2002, Chính phủ tặng cờ đơn vị xuất sắc, Bộ GD&ĐT tặng cờ tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Năm học 2004-2005, Chính phủ tặng cờ đơn vị xuất sắc, Bộ GD&ĐT tặng cờ đơn vị dẫn đầu trong toàn ngành giáo dục. Năm học 2006-2007, Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng Ba. Năm học 2011-2012, Chính phủ, Bộ GD&ĐT tặng Cờ thi đua đơn vị tiêu biểu xuất sắc. Năm học 2012-2013, Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.

Hệ thống giáo dục Hưng Yên phát triển đồng đều và rộng khắp trên các địa bàn hành chính của tỉnh. Mỗi xã, phường đều có ít nhất 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường THCS. Mỗi huyện, thành phố có từ 2 đến 3 trường THPT. Hầu hết các trường đều đặt tại các trung tâm xã, phường, thị trấn tạo điều kiện tốt cho việc học tập, đi lại của học sinh. Tỉnh Hưng Yên có trường CĐSP đào tạo đa hệ, trong đó có nhiệm vụ đào tạo – bồi dưỡng giáo viên bậc học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.

Sau hơn 10 năm tái lập tỉnh, đến nay sự nghiệp GD&ĐT của Hưng Yên đã đạt được kết quả đáng mừng. Tỷ lệ huy động học sinh đến lớp ngày một cao hơn ở tất cả các ngành học, cấp học. Chất lượng mũi nhọn ngày càng phát triển. Số lượng học sinh giỏi quốc gia tăng dần sau mỗi năm: năm 1997 chỉ đạt 13 giải song đến năm học 2012-2013, số giải đã gấp lên gần 4 lần ( 50 giải) trong đó có 2 giải Nhất, 6 giải Nhì. Qua các năm đều có học sinh tham gia dự thi tuyển chọn vào đội tuyển học sinh giỏi dự thi quốc tế các môn Toán học, Hóa học và Vật lý. Đặc biệt, năm học 2008-2009 có em đoạt Huy chương Đồng Olimpic quốc tế môn Hóa học. Tỷ lệ đỗ đại học khá cao so với các tỉnh trong cả nước. Năm năm qua, Hưng Yên luôn nằm trong tốp 5 tỉnh. Năm học 2013-2014, toàn tỉnh có 7 học sinh đạt điểm thủ khoa vào các trường đại học.

Chất lượng phổ cập GDTH đúng độ tuổi và THCS được củng cố và phát triển. Hưng Yên là một trong 10 tỉnh đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn phổ cập GDTH đúng độ tuổi ( năm 2000) và chuẩn phổ cập giáo dục THCS (năm 2002). Năm học 2013-2014, Hưng Yên đang hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi và phấn đấu hoàn thành phổ cập GDTH đúng độ tuổi mức độ 2. Việc đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương ngày càng được chú trọng hơn, công tác xã hội hóa giáo dục có những bước tiến mới. Cơ sở vật chất được tăng cường, trường lớp khang trang, sạch đẹp hơn. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia của các bậc học đã nhận được sự quan tâm, đầu tư của các cấp lãnh đạo, số lượng trường đạt chuẩn quốc gia ngày càng tăng. Đến nay, toàn ngành có 227 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 44 trường Mầm non ( đạt tỷ lệ 25%), 110 trường Tiểu học ( đạt tỷ lệ 65%), 63 trường THCS ( đạt tỷ lệ 37%) và 10 trường THPT ( đạt tỷ lệ 27%).

Hiện nay, ngành GD&ĐT Hưng Yên tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động và các phong trào thi đua do Bộ GD&ĐT phát động, hoàn thành xuất

ngành quan tâm thực hiện. Đến nay, tỷ lệ giáo viên ở các cấp học đạt chuẩn khá cao ( 99,9%), trong đó trên chuẩn ở Mầm non là 45,2%, Tiểu học là 79,4%, THCS là 45,2% và THPT là 12,3%. Đội ngũ cán bộ quản lý trường học được trẻ hóa, chất lượng và hiêu quả giáo dục từng bước được nâng lên.

2.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của các trƣờng tiểu học tỉnh Hƣng Yên

2.2.1. Mạng lưới trường tiểu học

Tính đến năm học 2012-2013, tỉnh Hưng Yên có 169 trường tiểu học với 2760 lớp, 80348 học sinh. Các trường tiểu học ở tỉnh Hưng Yên đều là loại hình trường công lập và không có lớp ghép do đặc thù Hưng Yên là tỉnh đồng bằng, rất thuận tiện cho việc đi lại của học sinh.

Bảng số 2.1. Mạng lưới trường TH Hưng Yên, năm học 2012-2013

TT Đơn vị Số xã, phường Số trường tiểu học Số lớp Số học sinh 1 TP Hưng Yên 12 12 221 6511 2 Tiên Lữ 18 18 293 6969 3 Ân Thi 21 21 294 7923 4 Kim Động 19 19 291 8118 5 Phù Cừ 14 15 183 5225 6 Yên Mỹ 17 20 334 10003 7 Mỹ Hào 13 13 234 7202 8 Văn Lâm 11 13 253 7983 9 Văn Giang 11 11 257 7952 10 Khoái Châu 25 27 400 12462 Cộng 161 169 2760 80348

( Nguồn: Sở GD&ĐT Hưng Yên)

Số trường tiểu học được phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn tỉnh. Mỗi đơn vị xã, phường, thị trấn đều có ít nhất 1 trường tiểu học. Đây là điều kiện thuận lợi cho mọi học sinh trong độ tuổi được đến trường. Tỷ lệ học sinh

trung bình 29 em/lớp trong khung quy định Điều lệ trường tiểu học ( không quá 35 HS/lớp).

Bảng số 2.2. Thống kê số trường, lớp, học sinh trong 3 năm học

Năm học Số trường Số lớp Số học sinh

2010-2011 169 2691 77308

2011-2012 169 2709 78031

2012-2013 169 2760 80348

( Nguồn: Sở GD&ĐT Hưng Yên)

Nhìn vào số liệu ở bảng số 2, chúng ta thấy số lượng học sinh tiểu học tăng dần theo từng năm. Trong 3 năm học, số học sinh toàn tỉnh tăng lên gần 3000. Theo thống kê đầu năm học 2013-2014, số học sinh tăng lên hơn 5000 nữa. Để đảm bảo chất lượng dạy và học trong các nhà trường, các cấp các ngành cần quan tâm đầu tư thêm cơ sở vật chất cho cấp tiểu học.

2.2.2. Chất lượng giáo dục tiểu học

2.2.2.1.Công tác phổ cập GDTH đúng độ tuổi

Tháng 12/1992, tỉnh Hưng Yên được Bộ GD&ĐT công nhận là đơn vị hoàn thành phổ cập GDTH – chống mù chữ. Tháng 1/2000, Hưng Yên được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập GDTH đúng độ tuổi ( là một trong những tỉnh đứng đầu toàn quốc hoàn thành chương trình này). Từ đó đến nay, chất lượng phổ cập GDTH luôn được duy trì và phát triển vững chắc. Cùng với chủ trương của Đảng và Nhà nước về duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập GDTH, đặc biệt là phổ cập GDTH đúng độ tuổi đã được các cấp chính quyền địa phương hết sức coi trọng. Việc điều tra, tổng hợp thống kê kết quả, kiểm tra công tác phổ cập được các cấp, các ngành đầu tư kinh phí. Ngành GD&ĐT duy trì nề nếp kỉ cương, đẩy mạnh phong trào thi đua “ Dạy tốt – học tốt”, tổ chức tập huấn về nghiệp vụ phổ cập GDTH. Chất lượng phổ cập phổ cập GDTH bền vững, năm sau cao hơn năm trước. Thời

- Huy động trẻ 6 tuổi ra lớp 1 đạt 100%.

- Trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học ở độ tuổi 11 đạt 95,9%. - Học sinh học 2 buổi/ngày đạt 60,3%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số giáo viên đạt chuẩn 99,9 %, trên chuẩn 79,4%.

- Tỷ lệ duy trì sĩ số đạt 100% ( không có học sinh bỏ học).

2.2.2.2.Công tác nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường tiểu học, Sở GD&ĐT đã chú trọng đến công tác bồi dưỡng giáo viên. Việc triển khai bồi dưỡng về chương trình, sách giáo khoa các lớp thay sách được tổ chức kịp thời, hiệu quả. Hàng năm đều tổ chức bồi dưỡng cập nhật việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao tay nghề cho giáo viên trong toàn tỉnh.

Việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trở thành mục tiêu phấn đấu của các đơn vị trường học, của các phòng GD&ĐT, của các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Chất lượng hai mặt giáo dục ngày càng đi lên. Tỷ lệ học sinh chăm ngoan, xếp loại học lực khá, giỏi ngày càng tăng lên. Số học sinh có học lực yếu giảm dần.

Bảng số 2.3. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh tiểu học Hưng Yên trong 3 năm học

Năm học Tổng số HS Thực hiện đầy đủ Thực hiện chưa đầy đủ

SL % SL %

2010-2011 77308 77094 99.7 214 0.28

2011-2012 78031 77882 99.8 149 0.2

2012-2013 80348 80201 99.82 147 0.18

Bảng số 2.4. Kết quả xếp loại học lực của học sinh tiểu học Hưng Yên trong 3 năm học qua đối với môn Tiếng Việt

Năm học Tổng số HS Giỏi Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

2010-2011 77308 28131 36.4 31203 40.4 16740 21.7 1234 1.6

2011-2012 78031 31692 40.6 29903 38.3 15504 19.9 932 1.2

2012-2013 80348 35946 44.7 29816 37.1 13837 17.2 749 0.9 ( Nguồn: Sở GD&ĐT Hưng Yên)

Bảng số 2.5. Kết quả xếp loại học lực của học sinh tiểu học Hưng Yên trong 3 năm học qua đối với môn Toán

Năm học Tổng số HS Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 2010-2011 77308 35020 45.3 25316 32.7 15279 19.8 1693 2.2 2011-2012 78031 36654 47 25045 32.1 15079 19.3 1253 1.6 2012-2013 80348 41810 52 23767 29.6 13701 17.1 1070 1.3 ( Nguồn: Sở GD&ĐT Hưng Yên)

Qua bảng 2.4, 2.5 cho thấy, tỷ lệ học sinh giỏi môn Toán cao hơn môn Tiếng Việt nhưng tỷ lệ học sinh yếu môn Toán lại cao hơn môn Tiếng Việt. Qua đó cho thấy mặc dù chất lượng học sinh có sự tiến bộ song chất lượng giữa các môn còn có sự chênh lệch, tăng tỷ lệ học sinh giỏi song chưa giảm được tỷ lệ học sinh yếu. Chất lượng giáo dục giữa các huyện chưa đồng đều, có những huyện tỷ lệ học sinh yếu còn nhiều, học sinh giỏi chưa cao. Các trường chủ yếu quan tâm đến việc dạy văn hóa, công tác giáo dục đạo đức,

nhân cách chưa được quan tâm đúng mức. Học sinh thiếu nhiều năng lực, kỹ năng, đảm bảo chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện.

2.2.3. Về đội ngũ giáo viên tiểu học

Giáo viên là nhân tố cơ bản quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung và chất lượng dạy học nói riêng. Trong tình hình nền KT – XH của đất nước có sự phát triển nhanh chóng, đứng trước yêu cầu của người học về lĩnh hội tri thức, yêu cầu của các ngành kinh tế về chất lượng nguồn lao động, yêu cầu của xã hội về nhân cách, đạo đức HS đòi hỏi người GV phải có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn cao, nhiệt tình với công việc, là tấm gương sáng cho HS noi theo. Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GV đã luôn được lãnh đạo UBND tỉnh, Sở GD&ĐT và CBQL các nhà trường quan tâm.

Bảng số 2.6. Đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên

Năm học Tổng số Biên chế Hợp đồng Đạt chuẩn (%) Trên chuẩn (%) 2010-2011 3843 3469 374 99.7 62.6 2011-2012 3890 3634 256 99.8 72.5 2012-2013 3991 3703 288 99.9 79.4

(Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên)

Qua nhiều năm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học, bằng nhiều hình thức khác nhau, đến nay bậc tiểu học trong tỉnh đã cơ bản đủ giáo viên giảng dạy văn hóa và dạy các môn năng khiếu như Âm nhạc, Mỹ thuật ( kể cả hợp đồng và thỉnh giảng). Tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 1,4 song tỷ lệ trên chưa đều ở các huyện. Có huyện đạt tỷ lệ 1,6 GV/lớp. có huyện chỉ đạt 1,25 và chưa đủ giáo viên chuyên dạy thể dục.

Trên chuẩn, 79.40%

Đạt chuẩn Trên chuẩn Dưới chuẩn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2.1. Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hưng Yên năm học 2012-2013

Trong thời gian quan, ngành GD&ĐT Hưng Yên có sự quan tâm, đầu tư đến chất lượng giáo viên. Cụ thể đã động viên, có cơ chế đối với giáo viên đi học nâng cao trình độ, tuyển dụng giáo viên có trình độ đại học, cao đẳng chính quy chuyên ngành tiểu học. Đến nay, trình độ giáo viên trên chuẩn đạt khá cao 79,4%. Nhìn chung đội ngũ giáo viên các trường tiểu học Hưng Yên cơ bản có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy nhiệt tình với nghề và trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao vững chắc.

2.2.4. Về cơ sở vật chất

Công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học là một trong những nội dung quan trọng trong kế hoạch chỉ đạo xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và là một trong năm tiêu chí đánh giá thi đua của các phòng GD&ĐT. Việc tăng cường đầu tư xây dựng trường, lớp, mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho dạy và học ở Hưng Yên luôn được các cấp, các ngành và nhân dân đồng tình ủng hộ. Hiện nay, cơ sở vật chất các trường tiểu học đã

65%) trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Có huyện đạt 100% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia như huyện Văn Lâm, huyện Mỹ Hào. Đây là một trong những sự nỗ lực rất lớn của các nhà trường, sự quan tâm, vào cuộc của các cấp ủy Đảng chính quyền. Tuy nhiên tỷ lệ số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của Hưng Yên so với 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng còn là một khoảng cách khá xa.

Năm học 2012-2013, toàn tỉnh có 2518 phòng học trong đó có 2221 phòng kiên cố cao tầng. So với nhu cầu thực tế còn thiếu 273 phòng học, chưa kể phòng chức năng. Điều đó cho thấy cơ sở vật chất của các trường TH Hưng Yên còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, các phòng học được xây từ chương trình kiên cố hóa trường, lớp có diện tích nhỏ, khi triển khai theo mô hình trường học kiểu mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh không đảm bảo.

Bảng số 2.7a. Thống kê cơ sở vật chất ( số phòng học)

Quận/Huyện Số Đ.Tr Số lớp Phòng học TSố Lớp ghép Trên C4 Cấp 4 Dưới C4 Thiế u TS Xây mới TS Xây mới Ân Thi 9 295 0 242 24 46 1 0 15 Khoái Châu 2 400 0 352 20 28 0 0 28 Kim Động 16 291 0 238 12 39 0 0 15 Mỹ Hào 10 234 0 185 20 17 0 0 32 Phù Cừ 9 183 0 152 0 10 0 0 23 Tiên Lữ 20 290 0 206 14 52 0 0 33 Hưng Yên 5 221 0 227 28 5 0 0 0 Văn Giang 0 256 0 166 14 47 0 0 43 Văn Lâm 9 253 0 202 0 9 3 0 42 Yên Mỹ 8 334 0 251 20 44 1 0 42 Cộng 88 2757 0 2221 152 297 5 0 273

Bảng số 2.7b. Thống kê cơ sở vật chất ( số phòng chức năng) Quận/Huyện Số phòng chức năng BGH VP Thư viện GDNT Đội Y tế TB- ĐDDH Phòng Nhà VS H ỗ t rợ K T TT -B ảo vệ Ân Thi 33 21 21 12 21 21 21 5 42 2 10

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh hưng yên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổingày (Trang 50)